Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
12:58 | 28/03/2025 GMT+7

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

aa
Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có những quy tắc, quy chuẩn văn hóa khác nhau, trong đó có quy tắc trên bàn ăn. Bạn nên tìm hiểu một số quy tắc cơ bản trên bàn ăn ở một số quốc gia vì nhiều khi, đến những nơi này, bạn sẽ bị người địa phương nhìn với ánh mắt kỳ lạ chỉ vì hành xử không chuẩn.
Những món quà lưu niệm phù hợp khi đi du lịch nước ngoài
Mất giấy tờ tuỳ thân khi đang ở nước ngoài cần làm gì?

Pháp

Người Pháp yêu bánh mì nên quy tắc chính trên bàn ăn cũng liên quan đến bánh mì. Không nên ăn bánh mì trước bữa ăn như món khai vị. Sau khi bánh được đặt lên bàn, xé một miếng và dùng nó để ăn kèm với các món chính hoặc chấm với nước sốt. Bánh luôn được đặt trực tiếp trên khăn trải bàn hoặc trên một chiếc đĩa đặc biệt. Ngoài ra, một phong tục rõ ràng ở Pháp là không chia tiền hóa đơn trên bàn ăn, thường sẽ để một người trả cho tất cả.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nơi bạn đang ăn ở Pháp, sẽ có những ánh mắt "soi xét" ập đến nếu du khách để khuỷu tay trên bàn.

Quy tắc trên bàn ăn của một số quốc gia cần lưu ý

Anh

Có vô số quy tắc ứng xử khi đi ăn nhà hàng hoặc dự các sự kiện trang trọng tại Anh. Thứ nhất, hãy đưa áo khoác ngoài cho người phục vụ và trong mọi trường hợp phải treo lên lưng ghế. Thứ hai, dùng ngón tay chứ không dùng dao để ăn bánh mì. Tuy nhiên, bạn cần dùng dĩa để chấm bánh mì với nước sốt mà không được cầm bằng tay. Thứ ba, bạn không được nói chuyện khi có thức ăn trong miệng, không được ăn từng miếng lớn và dùng tay đẩy thức ăn vào miệng. Bạn không được nghịch thức ăn trong đĩa và không nhấm nháp cà phê hoặc trà bằng thìa.

Luôn đặt khăn ăn trên đùi và giữ ở nguyên vị trí này cho đến khi kết thúc bữa ăn. Dĩa phải ở bên tay phải còn dao thì luôn ở bên trái. Không nên lau dao do người phục vụ mang đến. Nếu bát đĩa hoặc dao không sạch, bạn nên yêu cầu họ thay chúng. Thịt gà và bánh pizza chỉ nên ăn bằng dao dĩa.

Italy

Quốc gia hình chiếc ủng có một số quy tắc đơn giản cần nhớ khi đến nhà hàng. Đầu tiên, người Italy không bao giờ gọi đồ uống có sữa sau bữa ăn, vì sữa được cho là cản trở tiêu hóa. Thay vào đó, họ thích cà phê espresso hoặc cà phê đen. Nếu bạn gọi cappuccino sau bữa ăn, người dân địa phương ngay lập tức đoán bạn là một khách du lịch. Ở Italy, cappuccino được uống vào buổi sáng và bữa sáng.

Tại Italy, đừng nên yêu cầu thêm phomai, tương cà hoặc các loại gia vị pizza khác vì đây là dấu hiệu của việc khẩu vị của bạn không hợp, gây mất lòng đầu bếp.

Không giống như Pháp và Anh, ở Italy không nên ăn bánh mì với món đầu tiên và dùng nó để ăn cùng đồ ăn thừa trong đĩa. Việc để một lượng nhỏ thức ăn còn trên đĩa được coi là phép lịch sự.

Nhật Bản

Tiền boa, mặc dù phổ biến ở nhiều quốc gia, lại không được hoan nghênh ở Nhật Bản. Hầu hết các quán cà phê và nhà hàng tại Nhật đều từ chối.

Tại Nhật, bạn không được cắm đũa thẳng đứng trong bát ăn vì người Nhật làm như vậy trong bát cơm cúng người đã khuất. Ngoài ra, bạn không nên đưa đũa của mình cho bất kỳ ai trên bàn ăn để lấy một món nào đó. Điều này là cấm kỵ, bị coi là thiếu tôn trọng với người khác. Khi lấy thức ăn từ đĩa dùng chung, hãy dùng đũa bạn chưa từng dùng đến. Khi ăn xong, hãy đặt đôi đũa ngay ngắn trên chén hoặc đĩa, hoặc trên giá đỡ.

Không giống nhiều nước phương Tây, Nhật Bản có thái độ tiêu cực với việc ăn uống nơi công cộng khi đang di chuyển. Điều này không chỉ bị coi là bất lịch sự mà còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột nơi công cộng.

Tại Nhật và một số quốc gia châu Á, việc trộn wasabi và nước tương vào bát để chấm sushi được coi là hình thức xấu. Nếu bạn muốn thêm wasabi, tốt hơn là cho trực tiếp lên cá, không cho vào cơm.

Hàn Quốc

Văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc rất coi trọng thứ bậc trong xã hội. Đặc biệt là luôn nhớ đến quy tắc “kính trên nhường dưới”. Bạn chỉ ngồi xuống sau khi người lớn tuổi hơn đã ngồi xuống. Bạn phải đợi người lớn tuổi hơn nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn. Cũng như bạn chỉ được đứng dậy và rời khỏi bàn ăn khi người lớn tuổi hơn đã đứng dậy và rời đi trước.

Vị trí ngồi được xếp dựa trên địa vị xã hội hoặc thứ tự tuổi tác. Người có địa vị xã hội thấp nhất hoặc ít tuổi nhất thì ngồi gần cửa ra vào nhất. Đối với các trưởng bối cần phải ưu tiên ngồi phía trong. Bạn phải đợi người lớn tuổi nhất nâng đũa với thìa lên thì mới được ăn.

Nhưng khi ăn đồ nướng, người lớn tuổi hơn có nhiệm vụ phải nướng cho người nhỏ tuổi hơn. Trong các buổi tiệc, người lớn tuổi hoặc người có địa vị, chức vụ cao hơn hay người có việc được chúc mừng ở buổi tiệc đó sẽ trả tiền.

Nếu ở Hàn Quốc, bạn được mời một đĩa hoặc thậm chí một bát lớn thức ăn, hãy lấy nó bằng cả hai tay và giữ chặt. Điều này thể hiện sự tôn trọng và biết ơn.

Thông thường, người Hàn để nguyên bát trên bàn và dùng thìa để xúc cơm thay vì cho lên miệng và hoặc cúi xuống để ăn. Tương tự canh, bạn nên dùng thìa để uống. Nếu món canh đó đặc biệt ngon, bạn có thể bê bát để uống nước dùng cuối cùng.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, sau khi bữa ăn kết thúc, tốt nhất bạn nên để lại một ít thức ăn trên đĩa của mình. Điều này cho thấy bạn đã được ăn uống đầy đủ và đã no. Đất nước này có nhiều món ăn chung, bạn không được chuyển thức ăn cho nhau bằng việc "nối đũa".

Giống như Nhật Bản, âm thanh phát ra từ cơ thể trong bữa ăn đôi lúc được dùng để khen ngợi với đầu bếp hay chủ nhà ở Trung Quốc. Nơi đây, ợ hơi được coi là dấu hiệu thể hiện sự hài lòng của bạn và thay cho lời khen đầu bếp đã nấu ăn rất xuất sắc.

Một truyền thống thú vị khác là không được lật mặt cá vì nó sẽ mang lại những điều xui xẻo. Đây là niềm tin của ngư dân Trung Quốc vì họ sợ rằng tàu của mình sẽ bị tai nạn khi đi biển nếu bữa cơm trước đó lật mặt con cá. Ngoài ra, hành động dùng đũa chỉ vào người khác là rất thô lỗ và được coi là đang gây hấn trên bàn ăn.

Úc

Nếu được chủ nhà nhắc “mang theo đĩa” (bring a plate), điều đó không có nghĩa là bạn chỉ cần mang theo một chiếc đĩa trống. Đây là cách nói quen thuộc của người Úc để nhắc nhở khách mang theo một món ăn để chia sẻ cùng mọi người.

Sự thân thiện chỉ có ý nghĩa khi loại bỏ cuộc nói chuyện về công việc và những phàn nàn khó chịu ở văn phòng trên bàn ăn với người Úc. Trừ khi đó là cuộc họp kinh doanh trong bữa tối, việc ăn tối với đồng nghiệp.

Bởi vì người Úc khá thoải mái, ngoài vấn đề công việc ra thì cũng không có quá nhiều quy tắc ăn uống khác mà bạn phải nhớ khi dự bữa tối.

Trung Đông

Ở Trung Đông và một số nước đạo Hồi châu Á, tay phải được coi là bàn tay sạch sẽ. Bởi trước đây, người xưa ở những quốc gia này quan niệm tay trái được sử dụng cho nhiệm vụ đi vệ sinh. Vì vậy, ngay cả khi bạn thuận tay trái, việc ăn bằng bàn tay này vẫn bị coi là thô lỗ.

Điều này đặc biệt quan trọng khi ăn món chung, vì nhiều khẩu phần ở các nước như Ma-rốc bạn chỉ nên ăn một phần nhất định của món chung, tránh xâm phạm vào phần đồ ăn của người khác và luôn chỉ ăn bằng tay phải.

Một số nước khác

Ở Bồ Đào Nha, bạn không nên yêu cầu thêm muối hoặc hạt tiêu vì đó được coi là sự xúc phạm đối với tay nghề của đầu bếp. Ở Chile, việc dùng tay chạm vào thức ăn bị coi là xấu. Ở Brazil, bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên thường được ăn bằng dao dĩa. Ở Australia, mọi người thường không thảo luận về các vấn đề kinh doanh khi đang ăn. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào người hoặc nhóm mà bạn đang ăn cùng.

Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch Những hiểu lầm về văn hoá cần phải tránh khi đi du lịch
Phong tục tập quán ở mỗi nơi là khác nhau. Trong trường hợp bạn đang có kế hoạch du lịch nước ngoài, dưới đây là một danh sách ngắn gọn những sai lầm văn hóa phổ biến nhất và một số mẹo để tránh phạm sai lầm.
Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái Những quốc gia có cách chào hỏi bằng những cái "chạm"
Mỗi quốc gia đều có những phong tục, quan niệm, lối sống và chuẩn mực văn hóa riêng biệt. Đa số các quốc gia ở Châu Âu nổi tiếng với nền văn hóa đa dạng, hiện đại, phóng khoáng, điển hình như việc họ có cách chào xã giao thân thiết như ôm hoặc chạm má.
PV
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ 3 trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Từ ngày 18 - 20/6/2025 tại trụ sở UNESCO (Paris) đã diễn ra kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Đặc biệt kỳ họp đánh dấu Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.
Kỳ vọng tín dụng phục hồi từ những động lực tăng trưởng kinh tế mới

Kỳ vọng tín dụng phục hồi từ những động lực tăng trưởng kinh tế mới

Nhờ mặt bằng lãi suất thấp và các ngân hàng thương mại tung ra nhiều gói chính sách tín dụng ưu đãi, tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong 5 tháng đầu năm nay ghi nhận đạt mức cao trong vài năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi tích cực trong nửa cuối năm, khi kinh tế TP Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn phát triển mới với không gian rộng mở hơn.
Du lịch Việt Nam chuyển động mạnh mẽ theo hướng xanh và bền vững

Du lịch Việt Nam chuyển động mạnh mẽ theo hướng xanh và bền vững

Theo Trung tâm thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, phát biểu tại Hội nghị Ngành Du lịch thế giới lần thứ 4 diễn ra ngày 06/6 tại Jeonbuk (Hàn Quốc), Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh khẳng định: Du lịch Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển xanh, bền vững, gắn trách nhiệm môi trường, cộng đồng và đổi mới công nghệ vào trọng tâm chiến lược ngành.

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Thời tiết hôm nay (01/7): Nhiều khu vực trên cả nước có mưa giông

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 01/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa to và dông. Đáng chú ý, khu vực Bắc Bộ nhiều nơi có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Thời tiết hôm nay (29/6): Mưa lớn ở Bắc Bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 29/6 đến sáng sớm 01/7, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến 70–140mm, cục bộ có nơi trên 250mm.
Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...

Đọc nhiều

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Hội hữu nghị Việt Nam - Australia: vai trò “trái tim” của mối liên kết hai nước

Ngày 01/7 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Australia (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2030. Phát biểu chúc mừng Đại hội, Đại sứ Australia tại Việt Nam Gillian Bird cho rằng, điều tạo nên sự đặc biệt trong quan hệ hai nước không chỉ là hợp tác giữa chính phủ mà còn là những liên kết bền chặt giữa nhân dân hai dân tộc. Các hội hữu nghị đóng vai trò “trái tim” của mối liên kết này - nơi thúc đẩy đối thoại, hiểu biết và trao đổi ý nghĩa.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang Hà Thị Nga được điều động tham gia Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương

Ngày 30/6, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Tin quốc tế ngày 01/7: Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7

Hơn 50.000 người sơ tán do cháy rừng tại Thổ Nhĩ Kỳ; Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 09/7; Ông Trump ký sắc lệnh gỡ trừng phạt với Syria... là tin quốc tế nổi bật ngày 01/7.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động