Không gian mạng và nhân quyền trên không gian mạng được hiểu như thế nào?
BSH tiên phong ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng - CyberGuard Ngày 2/12/2020, tại Hà Nội, Bảo hiểm BSH chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng mang tên CyberGuard. CyberGuard là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam với sứ mệnh bảo vệ khách hàng cá nhân trước các rủi ro trên không gian mạng như: giao dịch giả mạo, lừa đảo bán lẻ trên kênh trực tuyến, tống tiền qua mạng, trộm cắp danh tính và phục hồi tổn thất do sự cố tấn công mạng. |
Kí kết hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền với Viện Quyền con người Chiều ngày 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kí kết Chương trình hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền và Viện Quyền con người, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. |
Không gian mạng khác với internet
Hiện nay, có nhiều quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về không gian mạng hay còn gọi là không gian ảo.
Đây là môi trường nhân tạo, con người không trực tiếp gặp nhau, nhưng lại có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau qua một hệ thống mạng, được kết nối toàn cầu - mạng toàn cầu, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, các vùng, khu vực và toàn cầu.
Mặc dù không gian mạng không nên bị nhầm lẫn với Internet, nhưng thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ các đối tượng và danh tính tồn tại phần lớn trong chính mạng truyền thông, do đó, một trang web , chẳng hạn, có thể được nói một cách ẩn dụ là "tồn tại trong không gian mạng". Theo cách hiểu này, các sự kiện diễn ra trên Internet không xảy ra ở các vị trí mà người tham gia hoặc máy chủ được đặt trên thực tế, mà là "trong không gian mạng".
Khoản 3, Điều 1, Luật An ninh mạng năm 2018 của nước ta xác định: “Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”.
Không gian mạng và môi trường mạng là hai khái niệm rất gần nhau. |
Nghiên cứu về không gian mạng và môi trường mạng ở nước ta cho thấy, hai quan niệm này rất gần nhau. Khoản 3, Điều 4, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quan niệm: “Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin”. Mà “Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu” (Khoản 4, Điều 4, Luật Công nghệ thông tin).
Như vậy, không gian mạng hay môi trường mạng, cách nói khác nhau, nhưng về bản chất không khác nhau vì đều là không gian ảo, nơi con người có thể liên lạc, kết nối, trao đổi, giao tiếp với nhau. Sự phát triển không gian mạng (môi trường mạng) phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng thông tin ở mỗi quốc gia. Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung, không gian mạng rất rộng lớn, hệ thống các mạng đang được sử dụng bao gồm: trình duyệt web (Google, Chrome, Mozilla Firefox , Opera, Safari...); trang web tin tức (VnExpress, Tin tức, Zing news, VTC News...); mạng xã hội (Facebook, Twitter, YuMe, Instagram, Zing me, Youtube, Skype, WeChat, Google Plus, Go.vn...); tìm kiếm, tra cứu (Google map, Bing, Google Docs...); tiện ích (chuyển tiền, việc làm, email, thiệp điện tử...); trang mạng mua bán, kinh doanh, học tập, âm nhạc, giải trí.
Các quyền tương tự mà mọi người có cũng phải được bảo vệ trực tuyến
Quyền con người trong không gian mạng là một lĩnh vực luật pháp tương đối mới và chưa được khai thác nhiều.
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) đã tuyên bố rằng các quyền tự do ngôn luận và thông tin theo Điều 19 (2) của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) bao gồm quyền tự do nhận và truyền đạt thông tin, ý tưởng và quan điểm thông qua Internet phải được bảo đảm.
Một điều khoản quan trọng là Điều 19 (3) của ICCPR, quy định rằng:
Việc thực hiện quyền quy định tại khoản hai của điều này mang theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, nó có thể phải chịu một số hạn chế nhất định, nhưng những hạn chế này sẽ chỉ là do luật quy định và cần thiết:
(a) Để tôn trọng các quyền hoặc danh tiếng của người khác;
(b) Để bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, hoặc sức khỏe và đạo đức cộng đồng.
UNHRC đã tuyên bố rằng "các quyền tương tự mà mọi người có cũng phải được bảo vệ trực tuyến" (đặc biệt là đề cập đến quyền tự do ngôn luận). Mọi người đều coi rằng quyền tự do thông tin này phải được cân bằng với các quyền khác.
AICHR trên chặng đường phát triển vì quyền con người Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) được thành lập trên cơ sở Điều 14 Hiến chương ASEAN với một Quy chế hoạt động do các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN thông qua tháng 10/2009. AICHR hoạt động không chỉ bảo vệ quyền con người mà còn có những đóng góp nhằm thúc đẩy cơ hội phát triển và bảo đảm hòa bình khu vực. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN, đồng thời Chủ tịch trong AICHR. |
Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia Nhằm triển khai cam kết hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng, ngày 27/8/2020, Cục Đối ngoại, Bộ Công an Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam và Phái đoàn Liên minh EU đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến về Luật quốc tế trên không gian mạng tại Hà Nội. |