Kẻ gian mạo danh cơ quan thực thi pháp luật trên mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản
Netflix có nhiều nội dung xuyên tạc, vi phạm pháp luật Việt Nam Việc doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và luật pháp, trong khi một số nền tảng xuyên biên giới không nộp thuế, không tuân thủ luật pháp Việt Nam là cạnh tranh không cân bằng. |
Vi phạm an ninh mạng có thể bị phạt tối đa 100 triệu đồng Để đồng bộ với Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đã bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh mạng là 100 triệu đồng. |
Trong thời gian qua, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra phổ biến trong xã hội, chủ yếu xuất phát và ẩn giấu từ trong các giao dịch dân sự do đó thường khó phát hiện và ngăn ngừa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Đặc biệt trắng trợn, qua mạng xã hội, kẻ gian còn mạo danh cơ quan thực thi pháp luật để lừa con mồi “vào tròng”.
Thủ đoạn tội phạm mạo danh cơ quan thực thi pháp luật, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản chúng cung cấp để điều tra, xác minh đang xảy ra ngày càng nhiều, số tiền thiệt hại thường rất lớn. Theo đó, đối tượng vẫn sử dụng chiêu lừa cũ, thông báo nạn nhân liên quan đến đường dây tội phạm (ma túy, rửa tiền, buôn lậu...). Chúng dẫn dụ nạn nhân muốn chứng minh mình không liên quan đến vụ án, phải chuyển tiền đến tài khoản do chúng cung cấp qua Internet Banking để điều tra, xác minh; nếu không sẽ bị bắt giam.
Như bao nạn nhân khác, khi nhận cuộc gọi của kẻ tự xưng là "cán bộ công an TP.Hà Nội", nói rằng mình liên quan đến đường dây rửa tiền, chị Lý H.T (SN 1988, ngụ Q4) vô cùng hoảng hốt. Sau đó, đối tượng yêu cầu chị chuyển 200 triệu đồng vào tài khoản chúng cung cấp để được cho tại ngoại điều tra, nếu không liên quan thì số tiền trên sẽ được hoàn trả đầy đủ. Lo sợ bị liên lụy đến pháp luật, chị H.T liền đến một ngân hàng trên địa bàn Q1 để chuyển tiền, sau đó mới "té ngửa" vì biết mình bị lừa.
Trường hợp tương tự, chị N.T.M.H (SN 1982, ngụ P.Phù Đổng, TP.Pleiku) bị một số đối tượng giả danh điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an và Kiểm sát viên Viện kiểm sát tối cao sử dụng điện thoại gọi điện, lừa chị H. liên quan đến vụ án ma túy xuyên quốc gia, rồi bắt chị chuyển vào tài khoản chúng. Chị H. đã làm theo và mất luôn hơn 580 triệu đồng.
Cũng bằng thủ đoạn này, kẻ gian đã chiếm đoạt của bà Q.N.D (SN 1956) 438 triệu đồng, ông Nguyễn Văn D. (SN 1959, cùng ngụ Q1) 87 triệu đồng, anh Nguyễn Văn D. (SN 1974, ngụ H.Bình Chánh) 50 triệu đồng. Nhiều nhất là chị Đào Thị H.L (SN 1979, ngụ Q3) bị bọn tội phạm giăng bẫy chiếm đoạt gần 590 triệu đồng.
Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã ngăn chặn kịp thời vụ việc một người mạo danh là trung tá, đội trưởng đội điều tra tội phạm, yêu cầu một người dân chuyển 400 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng. Ảnh: Chu Dũng |
Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung là: Các đối tượng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của viện kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra…
Để đối phó hiệu quả với thủ đoạn lừa đảo trắng trợn này, người dân cần nêu cao cảnh giác và nhận thức đúng đắn về quyền lợi của bản thân cũng như phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật ở nước ta. Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật của nước ta (công an, viện kiểm sát, tòa án), khi thực hiện các thủ tục tố tụng đều yêu cầu công dân đến trụ sở để làm việc trực tiếp; tuyệt đối không trao đổi qua điện thoại hoặc mạng xã hội và không bao giờ buộc người dân chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng để giám định, xác minh.
Khi có bất kỳ nghi vấn nào liên quan đến hành vi lừa đảo giao dịch bằng Internet Banking, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan công an nơi gần nhất, đồng thời thông báo ngay qua đường dây nóng hoặc tổng đài hỗ trợ khách hàng của ngân hàng mình đang sử dụng dịch vụ để được hỗ trợ kịp thời.
Khái niệm về tội phạm mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao Tội phạm mạng có thể được định nghĩa là bất kỳ hoạt động tội phạm nào liên quan đến bất cứ thiết bị nối mạng nào (máy tính, điện thoại thông minh, v.v.) hoặc chính hệ thống mạng. Trong khái niệm tội phạm mạng, một thiết bị điện toán vừa có thể là mục tiêu của tên tội phạm, vừa có thể được sử dụng làm công cụ để thực hiện hành vi phạm tội. |
Vi phạm an ninh mạng có thể bị phạt tối đa 100 triệu đồng Để đồng bộ với Luật An ninh mạng, dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) đã bổ sung quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh mạng là 100 triệu đồng. |