Mô hình lúa tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả phát triển kinh tế, thích ứng biến đổi khí hậu
Tiền Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để người dân ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt |
Diễn đàn tôm Việt năm 2020 được tổ chức thu hút sự tham gia của đông đảo đại diện sở, ngành các tỉnh ĐBSCL, đại diện các tổ chức nghiên cứu khoa học, các tổ chức nước ngoài, các chuyên gia về thủy sản và đông đảo nông dân.
Theo thống kê, năm 2000, ĐBSCL có diện tích nuôi tôm lúa đạt khoảng 71.000ha, đến năm 2015 đạt hơn 176.600ha. Đến năm 2020, diện tích nuôi tôm lúa các tỉnh ĐBSCL ước đạt hơn 211.900ha, sản lượng ước đạt hơn 84.700 tấn, trong đó nhiều nhất là Kiên Giang khoảng 100.000ha, Cà Mau hơn 38.000ha, Bạc Liêu hơn 57.800ha, Sóc Trăng khoảng 9.700ha. Tại ĐBSCL, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, mô hình nuôi tôm lúa mặn - lợ có thể nuôi 2 vụ, một vụ tôm và một vụ lúa; hiệu quả kinh tế cao trung bình đạt 60-70 triệu đồng/ha/năm.
Diễn đàn tôm Việt năm 2020 có nhiều thông tin bàn về mô hình lúa tôm. |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu nhận định: “Trong mô hình lúa tôm, thời gian trước, bà con chưa quan tâm nhiều đến cây lúa, nhưng hiện nay ta có những giống lúa chất lượng cao. Như vậy, phát triển cả lúa và tôm trong hệ canh tác sẽ giúp cho bà con tăng lợi nhuận. Không những vậy, canh tác lúa tôm còn hướng đến mục tiêu lúa thơm - tôm sạch, lúa - tôm hữu cơ”.
Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu tại Diễn đàn. |
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu kịch bản BĐKH ngày càng diễn biến phức tạp và khốc liệt hơn; mô hình tôm lúa có khả năng thích ứng BĐKH cao. “Giải pháp mà chúng ta đang chọn trong canh tác lúa tôm là giải pháp phi công trình, nếu có giải pháp công trình cũng không lớn. Trong điều kiện nguồn lực của nhà nước có hạn thì giải pháp thích ứng là đang được ủng hộ. Với diện tích lúa tôm hiện có của vùng ĐBSCL, chúng ta hoàn toàn có điều kiện để làm nên thương hiệu lúa tôm, Khi đã có thương hiệu và sản lượng đủ lớn thì chúng ta có thể làm chủ được thị trường”, ông Trung nhận định.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã có nhiều ý kiến về thực trạng canh tác lúa tôm hữu cơ đang bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải ra từ những vùng chỉ chuyên sản xuất lúa hoặc chuyên nuôi tôm, dẫn đến lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, chưa có sự đầu tư về giống tôm, chất lượng giống và môi trường; sản xuất lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nguồn nước ngọt; bà con chưa liên kết để làm mô hình, làm đất và gieo theo lịch đồng loạt…
Mô hình canh tác tôm lúa là hệ thống canh tác đặc thù của những vùng bị nhiễm mặn theo mùa tại các tỉnh ven biển ĐBSCL (mặn xâm nhập từ tháng 12 đến tháng 5 hàng năm). Vào mùa mưa là thời vụ trồng lúa vì tận dụng được nguồn nước mưa để rửa mặn, ngọt hóa đồng ruộng. Các tháng còn lại đều bị nước mặn xâm nhập, ruộng lúa lại trở thành vuông tôm với phương thức lấy giống và thức ăn tự nhiên. Cùng với quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) gia tăng, mô hình sản xuất tôm lúa phát triển mạnh ở vùng ĐBSCL. Trong kịch bản ứng phó với BĐKH và nước biển dâng thì mô hình tôm lúa được ưu tiên phát triển, nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Đây được nhận diện là mô hình thuỷ sản bền vững, có hiệu quả kinh tế và hạn chế rủi ro, dịch bệnh, thích ứng biến đổi khí hậu so với các mô hình nuôi trồng thuỷ sản khác. |
FNF tìm kiếm doanh nghiệp"hạt giống" tại Đồng bằng sông Cửu Long Giám đốc Tổ chức Friedrich Naumann Foundation (FNF) Việt Nam cho biết, đang tìm kiếm doanh nghiệp "hạt giống" trong khu vực Đồng bằng sông ... |
Thủ tướng thúc giục các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long giải ngân vốn đầu tư công Sáng 1/8, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị làm việc với lãnh đạo các địa phương vùng ... |
Báo động tai nạn về điện ở đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay tình trạng người dân sử dụng điện thiếu an toàn ở nông thôn, nuôi tôm hay trồng thanh long đáng báo động. Đặc ... |