Trang chủ Chính trị - Xã hội Chào ngày mới
07:52 | 24/09/2020 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để người dân ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt

aa
Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô năm 2020 - 2021.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không 'ngăn sông cấm chợ', hạn chế giao thương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành thương hiệu của ASEAN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành thương hiệu của ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nông nghiệp giữ mục tiêu xuất khẩu 41 tỷ USD Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nông nghiệp giữ mục tiêu xuất khẩu 41 tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu mùa lũ năm 2020 đến nay, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong thiếu hụt từ 30-40% so với trung bình nhiều năm, dòng chảy sông Mekong ở mức rất thấp. Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước quan trọng bổ sung cho ĐBSCL trong các tháng mùa khô hiện mới trữ được khoảng gần 9 tỷ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng 23 tỷ m3, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn năm 2019 khoảng 2 tỷ m3.

Trong khi đó, theo nhận định của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan khí tượng thủy văn, lượng mưa trên lưu vực sông Mekong những tháng cuối năm 2020 có khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, lượng nước trữ trong các hồ chứa thủy điện thượng nguồn hiện đang ở mức thấp, các hồ thủy điện sẽ tăng cường tích nước, cùng với sự gia tăng nhu cầu sử dụng nước của các nước thượng nguồn sông Mekong nên tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL trong các tháng đầu mùa khô 2020-2021 có khả năng thiếu hụt từ 20-35% so với trung bình nhiều năm.

3731 ynh thy tyyng2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đại tại buổi làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô năm 2020 - 2021.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019 - 2020 xuất hiện sớm hơn so cùng kỳ trung bình nhiều năm gần 3 tháng, thời gian xâm nhập kéo dài hon từ 2 - 2,5 lần so mùa khô 2015 - 2016. Ngoài ra độ mặn ở các cửa sông liên tục duy trì ở mức cao. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng 10/13 tỉnh ĐBSCL, phạm vi ảnh hưởng hơn 1,6 triệu ha, chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng, cao hơn năm 2016 là 50.376 ha.

Theo ông Cường, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021 dự kiến có thể xảy ra 2 kịch bản. Cụ thể kịch bản 1, các cửa sông Cửu Long: Ranh mặn 4g/lít cao nhất từ 55-65 km (tùy cửa sông), cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-20 km, tương đương năm 2016, thấp hơn năm 2019-2020 từ 7-13 km. Tổng diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng khoảng 85.000 ha lúa, 50.000 ha cây ăn trái. Còn kịch bản 2, tại các cửa sông Cửu Long, ranh mặn 4 g/lít cao nhất từ 65-75 km (tùy cửa sông), cao hơn từ 20-30 km so với trung bình nhiều năm, cao hơn năm 2015-2016 từ 3-5 km, một số thời điểm ngắn hạn ở mức tương đương năm 2019-2020. Tổng diện tích bị ảnh hưởng khoảng 97.000 ha lúa, 82.000 ha cây ăn trái.

Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm nay dự báo tình hình hạn mặn sẽ gay gắt và phức tạp hơn nên ngay từ bây giờ Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã chỉ đạo các giải pháp cho năm tới. Thủ tướng nêu 2 vấn đề cốt lõi để ứng phó hạn mặn vào mùa khô 2020 - 2021 là không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt. Cần phải có nhiều biện pháp, chuẩn bị nước ngọt, bể chứa, phân vùng, các giải pháp giải cứu, không chỉ cho người dân mà còn chăn nuôi gia súc... Ngoài ra, đảm bảo sản xuất trong tình hình mới, giữ sản lượng lương thực, trái cây, xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng thường xuyên theo dõi dự báo nguồn nước để chỉ đạo kịp thời và theo dõi chặt diễn biến thời tiết phục vụ công tác nông nghiệp. Cùng với đó, tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi thời vụ cơ cấu nông nghiệp, đẩy sớm thời vụ.

Về biện pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác truyền thông đến từng hộ gia đình về nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô để người dân chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp. Đồng thời, phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, bắt đầu “từ người dân, từ cơ sở là chính”. Mỗi hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ vườn cần chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh. Nhà nước tập trung chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn. Về nhiệm vụ lâu dài, Thủ tướng yêu cầu quy hoạch tổng thể bài bản hơn và có chủ trương về khoa khọc công nghệ để đáp ứng phát triển mới cho ĐBSCL.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không 'ngăn sông cấm chợ', hạn chế giao thương

Sáng ngày 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành thương hiệu của ASEAN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành thương hiệu của ASEAN

Sáng 9/9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các Hội nghị liên quan chính thức khai mạc. Trong ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản thuận lợi nhất Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: tạo mọi điều kiện để việc mở rộng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản thuận lợi nhất

Chiều ngày 07/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có cuộc làm việc, tọa đàm với các tổ chức ...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nông nghiệp giữ mục tiêu xuất khẩu 41 tỷ USD Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nông nghiệp giữ mục tiêu xuất khẩu 41 tỷ USD

Sáng nay (4/9), trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh năm nay nông nghiệp được mùa, được giá, ...

Hà Vy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Đồng bằng sông Cửu Long: Sinh kế người dân tại các khu Ramsar được cải thiện

Đồng bằng sông Cửu Long: Sinh kế người dân tại các khu Ramsar được cải thiện

Dự án Cải thiện cuộc sống của cộng đồng người nghèo thông qua các sinh kế thay thế thân thiện với bảo tồn tại các khu đất ngập nước Ramsar ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã hình thành 3 nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, giúp tăng thu nhập 16% cho các hộ dân tham gia dự án.
Trang bị kỹ năng để nông dân sản xuất nhỏ ở ĐBSCL vững vàng trước biến đổi khí hậu

Trang bị kỹ năng để nông dân sản xuất nhỏ ở ĐBSCL vững vàng trước biến đổi khí hậu

Dự án Tăng cường Bình đẳng giới và Đầu tư kinh doanh Nông nghiệp có Trách nhiệm ở Đông Nam Á (GRAISEA) đã xây dựng khả năng chống chịu và phục hồi cho các hộ sản xuất nhỏ trên địa bàn năm tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm: An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
Tăng cường kết nối, hợp tác phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tăng cường kết nối, hợp tác phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL tại Hội nghị lần đầu tiên của Hội đồng điều phối vùng diễn ra tại Bạc Liêu, ngày 27/9.

Các tin bài khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga

Chiều 23/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga Sergey Stepashin, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay

Theo Thủ tướng, sau gần 6 thập kỷ hình thành và phát triển, có thể khẳng định chưa bao giờ ASEAN ở vị thế tốt như hiện nay và cũng chưa bao giờ phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay.
Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.
Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Thắng lợi của chiến dịch Ðiện Biên Phủ (7/5/1954) là thành quả của nhiều nhân tố, trong đó có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Ðảng, Tổng Quân ủy, trực tiếp là Ðảng ủy, Bộ Chỉ huy Mặt trận Ðiện Biên Phủ. Trên cương vị là Bí thư Ðảng ủy-Chỉ huy trưởng, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp có vai trò quan trọng trong chiến dịch Ðiện Biên Phủ.

Đọc nhiều

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Lợi nhuận thuần từ kinh doanh bảo hiểm sụt giảm, Manulife, Prudential, Dai-ichi Life và Cathay Life vẫn lãi nghìn tỷ nhờ đâu?

Trong bối cảnh lãi thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm đáng kể, các “ông lớn” bảo hiểm nhân thọ vẫn duy trì được lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng nhờ doanh ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đề xuất thành lập Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc

Đây là kiến nghị của ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc tại cuộc gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong vào ...
Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Quảng Ngãi: sở, ban, ngành chung tay bảo vệ, bảo đảm quyền con người

Sáng ngày 26/4/2024, Văn phòng Thường trực về nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền cấp cơ ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động