“Mẹ ơi, chỉ cần về đến Việt Nam là con có thể thở rồi!”
Cuộc sống trong cơ sở cách ly Covid-19 của Việt Nam qua ngòi bút của báo chí nước ngoài |
Hà Nội: Nhiều quán cà phê, quán bia đóng cửa phòng dịch Covid-19 |
24 giờ đầu tại khu cách ly, một nửa đội cùng đồng hành từ khi ... bị hủy chuyến ở sân bay Bangkok và về nơi cách ly. (Ảnh: NVCC). |
"Ca bệnh đầu tiên xuất hiện ở Thụy Sĩ vào ngày 25/2/2020 ở bang Ticino, lúc này tôi đang thực tập ở khách sạn 5 sao Bellevue Palace, Bern.
Tình hình dần trở nên xấu đi khi số người xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thụy Sĩ tăng với một tốc độ khó kiểm soát.
Bản thân tôi cũng như các bạn sinh viên khác đều rất lo lắng. Ở bên xứ người một mình, đặc biệt đối với sinh viên ngành du lịch, khách sạn đang thực tập như tôi hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người, trong khi không thể có bất kì một biện pháp phòng tránh nào dù chỉ là găng tay hay khẩu trang, nguy cơ lây nhiễm rất cao.
Ở lại, nếu dương tính với virus, chúng tôi thực sự không biết xử lý thế nào khi chi phí xét nghiệm, khám và chữa bệnh cho người nước ngoài bên Thụy Sĩ là rất cao trong điều kiện bảo hiểm chỉ có thể chi trả một phần.
Dịch bệnh ngày càng tăng và dường như mất kiểm soát khi mỗi ngày tăng vài trăm ca nhiễm mới. Nhìn lại khả năng tài chính và thu xếp tạm ổn kế hoạch học tập, cuối cùng tôi cùng một nhóm bạn quyết định đặt vé máy bay trở về Tổ quốc, vì biết rằng nếu ở lại sẽ không có một cơ hội nào nếu nhiễm bệnh.
Trước khi ra sân bay Zurich, chúng tôi đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ rất nhiều lần và nhận được tất cả các thông tin cần thiết về quy định nhập cảnh tại Việt Nam, các giấy tờ cần thiết. Các anh chị ở Đại sứ quán cảnh báo chúng tôi về nguy cơ Thai Airways có thể không cho sinh viên lên máy bay nếu không có chứng nhận y tế, và còn kết bạn trên Facebook với tôi để liên lạc nhanh nhất có thể trong trường hợp khẩn cấp. Tôi thấy thật ấm áp khi các anh chị nói: “Đại sứ quán cần phải bảo hộ công dân Việt Nam mà!”
Nhưng… lên máy bay chưa chắc đã là về nhà!
Chân dung Nguyễn Thị Yến Linh. (Ảnh: NVCC). |
Đúng lịch trình, chuyến bay về Hà Nội sẽ cất cánh sau 1h35p quá cảnh, nhưng… hãng thông báo hủy đột ngột, cho biết Việt Nam quyết định ngừng nhập cảnh. Thai Airways thông báo sẽ không có bất kỳ một chuyến bay nào về Việt Nam trong ngày hôm ấy.
Lúc này cả nhóm hoang mang, điều quan trọng chắc chắn không phải là có dương tính với virus SARS-CoV-2 hay không mà là có thể về đến Việt Nam hay không. Tôi và một số bạn là những người đáp xuống sân bay sớm nhất hôm đó cùng tập hợp những du học sinh và người Việt Nam khác cũng bị hủy chuyến để tìm hướng giải quyết.
Lúc đó, tình thế thực sự rất khó khăn.
Tất cả đã tính đến chuyện đi đường bộ về, nhưng sân bay yêu cầu bảo hiểm y tế 100.000 USD mới cho nhập cảnh. Rồi tính tìm chuyến bay khác về bất kì thành phố nào của Việt Nam, thậm chí tìm chuyến bay vào 9h sáng ngày hôm sau qua Vientiane (Lào) và từ Vientiane về Việt Nam.
Và nơi để nhớ đến lúc tâm trạng rối ren, là Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sĩ!
Tôi đã liên hệ với Đại sứ quán qua Facebook để xin sự trợ giúp. Các anh chị gửi thông tin chi tiết bao gồm địa chỉ và đường dây nóng của Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan. Liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, chúng tôi nhận được thông tin phản hồi nếu có chuyện gì xảy ra nhân viên Đại sứ quán sẽ có mặt ở sân bay lúc 2h chiều!
Sau 10 tiếng chờ đợi trong sự lo lắng, không thể không có lúc cảm thấy vô vọng, chúng tôi đã check-in được một chuyến bay khác về thẳng Hà Nội vào 17h30 cùng ngày, chuyến bay chỉ dành cho người Việt Nam mang trên mình tấm hộ chiếu màu xanh.
Chúng tôi biết để có thể lên được chuyến bay vào lúc 5h30 chiều ngày hôm đó, sự trợ giúp và tác động từ phía Đại sứ quán và các ban ngành không hề nhỏ. Chúng tôi thật sự biết ơn về điều đó.
Đó là lần đầu tiên tôi rơi nước mắt khi máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài “Mẹ ơi, chỉ cần về đến Việt Nam là con có thể thở rồi!”
Những nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. (Ảnh: NVCC). |
Khu cách ly của chúng tôi bây giờ trong doanh trại quân đội, dù điều kiện cơ sở vật chất có thể không được trang hoàng đẹp đẽ như ở kí túc xá Đại học Quốc gia hay các nơi khác, nhưng thật sự bản thân tôi thấy vui lắm.
Cơm ngày ba bữa được phục vụ tận tình, đồ đạc được các anh bộ đội chuẩn bị từ bàn chải đánh răng, đôi dép tổ ong đến xà phòng tắm. Hơn nữa ở đó luôn có tiếng cười, tiếng cười của những con người từ nước ngoài về chung hoàn cảnh, tiếng cười của các anh bộ đội và tiếng cười khi cả doanh trại liên hoan văn nghệ với nhau.
Bản thân tôi cũng như các du học sinh, sinh viên và người lao động trở về từ nước ngoài muốn gửi một lời cảm ơn chân thành tới các Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Nhà nước vì đã luôn hỗ trợ và không bỏ rơi chúng tôi trong mọi hoàn cảnh.
Và tôi cũng tin Thụy Sĩ sẽ đủ mạnh để khôi phục mọi thứ trở lại như bình thường, dù thiệt hại do đợt dịch này gây ra không hề nhỏ. Hy vọng tháng 9 này trở lại, tôi sẽ thấy được một Thụy Sĩ xinh đẹp, vững vàng mà tôi luôn yêu mến”.
Nguyễn Thị Yến Linh hiện đang là sinh viên năm thứ 3 ngành quản trị du lịch khách sạn tại học viên HTMi (Thụy Sĩ), đang được cách ly tại Nho Quan, Ninh Bình sau khi về Việt Nam ngày 20/3. Từ khu cách ly, cô gửi email kể về hành trình trở về của mình và các du học sinh, cũng như tình cảm biết ơn chân thành với những người có trách nhiệm với quê hương.
"Nếu bạn đối xử với nơi cách ly như là nhà, nơi đó sẽ trở thành nhà" “Được về cách ly” ở Việt Nam là một câu chuyện hạnh phúc, không nên bị bóp méo bởi những tiểu tiết kiểu như: “chỗ ... |
Hà Nội: Nhiều quán cà phê, quán bia đóng cửa phòng dịch Covid-19 Tối 25/3, nhiều quán cà phê, quán nhậu trên địa bàn TP Hà Nội đã đóng cửa để tránh tập trung đông người, tăng cường ... |
Phạt đến 30 triệu đồng nếu tụ tập đông người ở vùng dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản quy định mức xử phạt đối với những hành vi không tuân thủ theo các quy ... |