Trang chủ Hữu nghị
16:38 | 07/05/2019 GMT+7

“Mặt trận thứ hai là ở ngay trong lòng nước Mỹ!”

aa
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mặt trận thứ nhất chống đế quốc Mỹ là ở Việt Nam, mặt trận thứ hai là ở ngay trong lòng nước Mỹ”. Một trong những lực lượng trong phong trào này phải kể đến là những người lính và các cựu chiến binh (CCB) Mỹ lúc bấy giờ.
Đại sứ Mỹ chia buồn nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần Mỹ và Việt Nam khởi động dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa Việt - Mỹ hợp tác hỗ trợ người khuyết tật ở 7 tỉnh mục tiêu tại Việt Nam
mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Ngày 12/10/1968, tại Vịnh San Francisco, bà Susan Schnall đội mũ và mặc quân phục y tá hải quân dẫn đầu một cuộc diễu hành phản chiến vì hòa bình. Ảnh tư liệu

Xuất bản các tờ báo phản chiến

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, một trong những hình thức đấu tranh đầu tiên của những người lính và CCB Mỹ là cho xuất bản các tờ báo phản chiến. Theo thống kê từ năm 1968 đến năm 1972, đã có hơn 300 tờ báo phản chiến ra đời ở Mỹ. Những tờ báo này đã thay cho lời nói của hàng trăm nghìn binh sĩ phản đối chiến tranh, phản đối những bất công và phân biệt trong quân đội Mỹ với nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Tờ FTA với nhiều hình ảnh biếm họa, đả kích bộ máy chỉ huy của quân đội Mỹ. Tờ The Ally đăng tải các tin tức về cuộc chiến và phong trào phản chiến cũng như các lá thư phản chiến của lính Mỹ được trực tiếp gửi về từ chiến trường Việt Nam. Tờ Rage do những lính thủy đánh bộ xuất bản đến giữa năm 1974 với tổng cộng 18 số báo.

Các tờ báo đã được phân phát sâu rộng trong hàng ngũ binh lính không chỉ ở Mỹ, ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nhờ đó, binh lính Mỹ đóng tại khắp nơi trên thế giới có thể tiếp xúc được với các thông điệp chống chiến tranh và từ đó có những hành động phản kháng một cách thống nhất và mạnh mẽ hơn. Khi tham gia vào hoạt động xuất bản các tờ báo phản chiến, những người lính và các CCB Mỹ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Điển hình như trường hợp của binh sĩ Andy Stapp-chủ bút của tờ báo The Bond đã bị buộc tội phản quốc, kháng quân lệnh và không trung thành, phải giải ngũ sớm.

Lập các quán cà phê phản chiến

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Bà Susan Schnall (bên trái) trao tặng chiếc mũ hải quân từng sử dụng trong sự kiện ngày 12/10/1968 cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tại New York năm 2018

Một hình thức phản chiến khác của những người lính và CCB Mỹ là thành lập các quán cà phê phản chiến, với mục đích để các binh sĩ có địa điểm, không gian hội họp, sinh hoạt văn hóa và xuất bản các tờ báo phản chiến. Tính đến năm 1971, có khoảng 32 quán cà phê phản chiến và trung tâm hỗ trợ họ trên khắp nước Mỹ. Trong đó, quán cà phê The UFO là quán đầu tiên được mở cửa vào tháng 1/1968 bởi binh sĩ Fred Gardner, nằm gần Fort Jackson-cơ sở huấn luyện cơ bản lớn nhất của quân đội Mỹ. The UFO đã thu hút hàng trăm binh lính tham gia và truyền cảm hứng cho sự lan rộng của nhiều quán cà phê phản chiến khác trên khắp nước Mỹ.

Bà Jane Fonda - nữ diễn viên Mỹ nổi tiếng đi tiên phong trong phong trào phản chiến là người thường xuyên có mặt tại các quán cà phê phản chiến để lắng nghe những câu chuyện của các binh sĩ. Trong hoạt động thành lập các quán cà phê phản chiến, nhiều quán cà phê đã bị ép phải đóng cửa và nếu họ không chấp hành có thể sẽ bị đánh bom như quán cà phê Fort Dix ở New Jersey.

Nhiều lính Mỹ đã dũng cảm phản chiến bằng hình thức công khai ký tên vào các tuyên bố kêu gọi phản chiến. Trong đó, tuyên bố quan trọng nhất là tuyên bố có chữ ký của 1.366 lính Mỹ tại ngũ được đăng trên tờ The New York Times ngày 9/11/1969, kêu gọi độc giả tham gia vào buổi tuần hành ở Washington đòi đình chiến. Tuyên bố này đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, hàng trăm ngàn người đã xuống đường để tham gia vào cuộc tuần hành một tuần sau đó.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Đối thoại "Ghi nhớ quá khứ và xây dựng tương lai” tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ngày 20/3/2018

Tổ chức các cuộc diễu hành và biểu tình

Phong trào phản chiến của những người lính và CCB Mỹ không chỉ dừng lại ở những hoạt động mang tính chất kêu gọi, mà họ đã tiến hành nhiều hoạt động cụ thể hơn như tổ chức các cuộc diễu hành và biểu tình. Đặc biệt, từ đầu năm 1968, binh sĩ và các CCB Mỹ đã trở thành lực lượng đi đầu trong mọi cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ. Nữ y tá hải quân Susan Schnall là người dẫn đầu cuộc diễu hành tại San Francisco vào ngày 12/10/1968. Cũng trong ngày này, bà đã gây ra một sự kiện chấn động dư luận Mỹ lúc bấy giờ, đó là cùng một người bạn là phi công thuê một chiếc máy bay trực thăng, trên đó có chất nhiều truyền đơn phản chiến. Từ trên máy bay, bà đã rải truyền đơn xuống các căn cứ quân sự vùng Vịnh San Francisco, tàu sân bay USS Enterprise, và bệnh viện Hải quân Oak Knoll – nơi bà làm việc.

Cũng vì hành động đó, tháng 2/1969, bà bị tòa án binh kết án 6 tháng tù giam và sa thải khỏi quân đội. Hiện nay, bà Susan Schnall là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì hòa bình (VFP) thành phố New York; đồng thời là đồng điều phối viên của Chương trình vận động cứu trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; thành viên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW).

Một trong những cuộc biểu tình nổi bật khác là cuộc biểu tình của 800 CCB Mỹ thuộc Hội Cựu chiến binh Việt Nam chống chiến tranh vào ngày 23/4/1971 tại thủ đô Washington. Các CCB đã ném các huân chương lên bậc thềm của Tòa nhà Quốc hội nhằm phản đối cuộc chiến và công khai bày tỏ sự hổ thẹn khi được trao huân chương từ việc tham gia vào cuộc chiến mà họ cho là phi nghĩa.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Cuộc gặp gỡ giữa CCB vì hòa bình của Mỹ và CCB Việt Nam tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tháng 3/2018

Từ chối tham chiến

Tinh thần chính nghĩa, phản đối chiến tranh của binh lính Mỹ còn thể hiện qua các hoạt động từ chối tham chiến, với biểu hiện đầu tiên là đào ngũ. Theo thống kê năm 1971, tỉ lệ đào ngũ và vắng mặt không phép đã lên đến 17% - mức cao nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ. Hàng vạn lính Mỹ và những người được gọi nhập ngũ đã đào ngũ sang Canada, Thuỵ Điển và nhiều quốc gia khác.

Trường hợp như ông Mike Wong, sau khi nghe sự thật về việc lính Mỹ giết phụ nữ và trẻ em trong vụ thảm sát Mỹ Lai, ông đã chọn đào ngũ sang Canada. Ông nói rằng đi Canada là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời ông, vì phải từ bỏ gia đình, đất nước, bạn bè, sống cuộc sống của một người lưu vong, một tên tội phạm bị FBI truy nã. Thế nhưng ông thà như thế còn hơn là đến Việt Nam tham chiến.

Những người lính Mỹ còn tại ngũ thì chọn hình thức đấu tranh là kháng lệnh điều động sang Việt Nam. Ba lính Mỹ đầu tiên kháng lệnh điều động sang Việt Nam tham chiến là nhóm Fort Hood Three gồm: JJ Johnson, Dennis Mora, David Samas. Nhóm này đã tổ chức họp báo vào ngày 30/6/1966 và tuyên bố “Chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chiến phi nghĩa, vô nhân đạo và phi pháp này. Chúng tôi không muốn liên quan gì đến một cuộc chiến tranh diệt chủng”. Nhóm Fort Hood Three đã bị bắt bỏ tù 2 năm vì kháng lệnh.

Đối với lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ, phải kể đến phong trào kháng lệnh mang tên “SOS” (Hãy cứu thủy thủ của chúng ta) vào năm 1971, khi hàng trăm binh sĩ đã tiến hành bỏ phiếu về việc từ chối sang Việt Nam để tham chiến.

Những binh sĩ đang trực tiếp tham chiến tại Việt Nam thì chọn hình thức đấu tranh là từ chối ra trận. Tháng 1/1965, Trung úy Richard Steinke trở thành quân nhân Mỹ đầu tiên từ chối ra trận sau khi đến Việt Nam. Trong khi đó, trang bìa tờ Daily News vào ngày 26/8/1969 đang tăng tải sự kiện về 60 lính Mỹ còn sống sót của một đại đội đã thẳng thừng từ chối tham gia một nhiệm vụ nguy hiểm-đánh dấu trường hợp bất tuân lệnh hàng loạt đầu tiên của lính Mỹ tại Việt Nam.

Những người lính Mỹ còn mạo hiểm, bất chấp rủi ro để lật tẩy sự dối trá và tội ác của Mỹ trong cuộc chiến tranh, nhờ đó đã giúp cho nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới biết được thực chất về cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ đang tiến hành tại Việt Nam. Trong đó, phải kể đến hành động của Trung úy Donald W. Duncan-một lính “Mũ nồi xanh” được trao rất nhiều huân chương nhưng đã trở thành một trong những binh sĩ Mỹ đầu tiên công khai vạch trần tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông chỉ ra rằng: “Tất cả mọi thứ đều là dối trá. Chúng ta có bảo vệ tự do ở miền Nam Việt Nam đâu. Có tự do đâu mà bảo vệ. Lên tiếng phản đối chính quyền có nghĩa là sẽ bị tù hoặc chết… Chúng ta không mang dân chủ tới Việt Nam – mà là mang tư tưởng chống phá cách mạng”.

Phi công trực thăng Hugh Thompson đã hạ cánh nhiều lần giúp đỡ hơn 10 thường dân Việt Nam thoát khỏi vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968. Còn ông Robert P. Chenoweth – người đã bị bắt và giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò vào năm 1968 thì nói: “Phần lớn các tù nhân chiến tranh ăn mừng ngày họ được phóng thích. Nhưng tôi lại ăn mừng ngày bị bắt… Đó là ngày tôi bắt đầu hiểu về một chủng tộc khác”. Và “Tôi biết rằng chẳng có hiểm nguy nào từ phía những người đang bắt giữ bọn tôi. Điều tôi lo lắng nhất là bọn tôi sẽ được đón tiếp như thế nào tại quê nhà khi được phóng thích”.

Nổi bật nhất trong hoạt động lật tẩy cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chính là hoạt động tố cáo về tội ác của lính Mỹ trong thảm sát Mỹ Lai của CCB Ron Ridehour. Chính ông đã tập hợp và cung cấp các thông tin về vụ thảm sát Mỹ Lai cho nhà báo Seymour Hersh. Sau đó, nhà báo này đã tiếp tục dùng những hình ảnh của phóng viên Ronald Haeberle đã chụp được các bức ảnh về vụ thảm sát để minh họa cho bài tường thuật của mình. Nhờ vậy, vụ thảm sát Mỹ Lai đã được dư luận biết đến.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my

Ba người Mỹ từng tham gia phản chiến (nhân vật trong bài), từ trái qua: JJ Johnson, Susan Schnall, Mike Wong tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, tháng 3/2018

Làn sóng vì hòa bình vẫn tiếp tục

Cho đến nay, chiến tranh đã kết thúc 44 năm, nhưng làn sóng vì hòa bình của các CCB Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam vẫn tiếp tục qua những hoạt động nhân đạo và bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến của Mỹ gây ra ở Việt Nam. Họ đã cùng chung tay với Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm binh sĩ mất tích, rà phá bom đạn chưa nổ, hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam…

Một cuộc triển lãm về những người lính và CCB Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam đã được Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội Cựu chiến binh vì hòa bình (VFP) của Mỹ thực hiện vào tháng 3/2018 và sẽ được tiếp tục bổ sung trưng bày vào tháng 9/2019. Triển lãm trình bày các hình ảnh và tư liệu từ kho lưu trữ tư liệu báo chí của lính Mỹ của Hiệp hội Lịch sử Wisconsin (Wisconsin Historical Society) lần đầu tiên công bố ở Việt Nam. Qua đó, người dân Việt Nam và du khách quốc tế hiểu thêm về các hình thức đấu tranh, các hoạt động phản chiến của những người lính và CCB Mỹ phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Một cuộc đối thoại chủ đề "Ghi nhớ quá khứ và xây dựng tương lai” cũng đã được tổ chức tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh vào ngày 20/3/2018, với gần 100 CCB, cựu tù chính trị Việt Nam và CCB vì hòa bình Mỹ tham dự. Cuộc đối thoại không chỉ là tiếng nói của các nhân chứng lịch sử ở cả 2 phía, mà còn là cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các nhà hoạt động hòa bình tiến bộ; là sự xúc động, cảm thông của CCB và người dân hai nước gắn với hòa giải, hàn gắn, khắc phục hậu quả chiến tranh, góp phần thúc đẩy và phát triển quan hệ, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam-Mỹ.

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Đại sứ Mỹ chia buồn nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

TĐO - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink nhấn mạnh, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã góp phần đưa tới mối quan ...

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Mỹ và Việt Nam khởi động dự án xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa

TĐO - Dự án tẩy độc sân bay Biên Hòa là một trong những dự án quy mô nhất thế giới và các đơn vị ...

mat tran thu hai la o ngay trong long nuoc my Việt - Mỹ hợp tác hỗ trợ người khuyết tật ở 7 tỉnh mục tiêu tại Việt Nam

TĐO - Trong 5 năm tới, người khuyết tật ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh ...

TS Trần Xuân Thảo - Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Chính sách đối ngoại của Mỹ trong chính quyền Donald Trump mới

Chính sách đối ngoại của Mỹ trong chính quyền Donald Trump mới

Chưa đầy một ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump và các quan chức an ninh quốc gia và ngoại giao của Washington đã tính tới chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai.
Bầu cử Mỹ 2024: Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump và bà Kamala Harris đối với châu Á

Bầu cử Mỹ 2024: Chính sách đối ngoại của ông Donald Trump và bà Kamala Harris đối với châu Á

Vì chính sách châu Á dưới thời tổng thống Mỹ Joe Biden khá thành công, bà Kamala Harris sẽ tiếp tục theo đuổi những gì người tiền nhiệm đã làm với khu vực này.
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba

Tại kỳ họp lần này của Đại hội đồng, hơn 30 tham luận đã bày tỏ phản đối cuộc chiến kinh tế của Mỹ chống lại Cuba, đồng thời bác bỏ việc đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố.

Các tin bài khác

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Giao lưu nhân dân: Nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024).
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia tặng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Mở rộng cơ hội hợp tác, kinh doanh cho doanh nghiệp Việt tại Hoa Kỳ

Ngày 21/11, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ phối hợp Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Mở rộng kinh doanh tại Hoa Kỳ”.
Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Sinh viên Thái thi nói tiếng Việt

Chiều ngày 20/11, tại trường Đại học Srinakharinwirot đã tổ chức “Cuộc thi nói tiếng Việt bậc đại học tại Thái Lan” nhằm cổ vũ và lan tỏa tiếng Việt tại đất nước Chùa Vàng.

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động