Trang chủ Văn hóa - Du lịch
17:00 | 02/02/2022 GMT+7

Lưu giữ "hồn Việt" qua gốm phù điêu

aa
Với Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, sự dấn thân, trải lòng với gốm như một lực hút vô hình.
Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An
Ông Gérard Gerhard, 67 tuổi, nhiếp ảnh gia người Pháp đã ghi lại những khoảnh khắc quý giá nhất về con người, thiên nhiên, di sản Việt Nam qua hơn 20.000 bức ảnh kể từ năm 2018. Trong hành trình đó, ông có ấn tượng mạnh mẽ với vẻ đẹp Hội An, đặc biệt trong không khí Tết Nguyên đán.
Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022
Chọn ngày giờ xuất hành ngày đầu năm mới là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Việc này không chỉ đơn thuần là theo sở thích hay cảm tính. Mà theo quan niệm của phương Đông thì việc xem giờ xuất hành và hướng xuất hành đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Kết tinh từ đất, nước, lửa và sự khéo léo của bàn tay con người, Gốm là một trong những chứng tích, di sản vật thể đặc sắc của nền văn minh lúa nước. Kế thừa truyền thống của ông cha và sự khéo léo, tinh tế trong chế tác, tạo hình, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) đã tạo nên một dòng gốm khác biệt và đặc sắc - Gốm Phù điêu.

Lưu giữ
Xưởng gốm Phù Điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) nằm yên bình trong một con ngõ nhỏ ở Thôn 3, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Xưởng gốm Phù Điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) nằm trong một con ngõ nhỏ ở Thôn 3, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Nét độc đáo trong gốm phù điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên thể hiện ở chỗ, mỗi sản phẩm đều là độc bản, mang phong cách đặc trưng riêng của nghệ nhân từ khâu chế tác, tạo khuôn âm bản đến quá trình nặn khắc tinh xảo, công phu,... Tất cả được làm thủ công. Những sản phẩm gốm phủ men gio, nung củi hoàn toàn theo công thức thuần Việt từ ngàn xưa cha ông để lại.

Lưu giữ
Với Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, sự dấn thân, trải lòng với gốm như một lực hút vô hình; ngoài việc tu hành, những bữa cơm giấc ngủ của ông đều hướng về gốm.

Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên kể về cái duyên đưa ông đến với gốm phù điêu: "Tôi có duyên với Phật pháp và đã xuất gia tu hành gần 30 năm. Những ngày tháng sống trong chùa, tôi cảm nhận chùa là bảo tàng văn hóa của dân tộc, hội tụ đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Dòng thời gian phong hóa và biến thiên của lịch sử đã làm cho gốm sứ bị mai một, hình ảnh của những hiện vật đồ gốm thời Lý, Trần, Lê, Mạc... đã khuất dần. Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng phải phục dựng, tái hiện đồ tế tự bằng chất liệu gốm sứ của người xưa đã bị biến dạng, bị mai một".

Với mong muốn phục dựng, tái hiện đồ tế tự cổ xưa bằng chất liệu gốm sứ nên từ khi còn tu hành ở chùa Đống Phúc (Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên đã có những hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt cổ trong lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Khi bắt đầu chế tác đồ gốm, sự tìm tòi của ông tập trung ở ngôn ngữ gốm nặn đắp và điêu khắc, từ đó tạo nên dòng gốm riêng biệt - gốm phù điêu.

Lưu giữ
Mỗi sản phẩm gốm phù điêu của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên đều là độc bản, mang phong cách đặc trưng riêng.

Những bộ chân đèn mang phong cách triều Lê, triều Mạc, những bình gốm trang trí họa tiết hoa cúc, hoa sen tiêu biểu thời Lý, Trần; bộ “Cửu Long tranh châu”... đến những bức tượng các danh nhân văn hóa như: Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, Vua Lê Đại Hành, Vua Lý Thái Tổ...., tất cả đều toát lên nồng đậm giá trị truyền thống của dân tộc và được Nghệ nhân thể hiện sống động qua các họa tiết, hoa văn được khắc tinh xảo trên từng sản phẩm.

Nét đặc trưng, khác biệt của gốm phù điêu không chỉ đơn thuần là vẽ màu men trên mặt phẳng mà là nặn đắp điêu khắc khối nổi rồi mới đưa đi nung. Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên chia sẻ: Tạo hình đẹp là cái gốc của mỹ thuật, điều quan trọng là làm thế nào để các chi tiết đắp nổi khi qua nhiệt độ cao không bị biến dạng, hư hỏng.

"Đối với gốm, khi chế tác xong mới được 50% thôi, còn 50% phụ thuộc vào cơ chế lửa. Làm sao để kết khối, liên kết được giữa men và hình không bị biến dạng, nứt xé và qua lửa được lành lặn, có giá trị tồn tại hàng ngàn năm, đó là sự kỳ vọng của một người mở cửa lò. Gốm sứ gắn liền với nguyên lý của vật lý và hóa học, cần người nghệ nhân phải nắm được cơ chế co giãn giữa lượng nước trong đất, gắn liền với các chất khoáng, quặng, để phủ men khi qua lửa được tốt đẹp. Đó không chỉ dừng lại ở kỹ năng đôi tay mà phải hiểu về nguyên lý của hóa học và vật lý", nghệ nhân Phạm Văn Tuyên chia sẻ.

Lưu giữ
Các hoa văn cổ được đắp nổi một cách tinh xảo, công phu

Nhà Sử học Dương Trung Quốc kể lần đầu ông gặp Đại đức Thích Chánh Tịnh tại một triển lãm nhỏ mang tên “Bách bình”, trưng bày 100 bình gốm với những họa tiết truyền thống. Màu men tam thái, những hoa văn cổ được đắp nổi một cách tinh xảo trên các bình gốm đã ngay lập tức đã hấp dẫn ông. Sau đó, mỗi lần nhà sử học Dương Trung Quốc có cơ hội gặp lại nghệ nhân, ông đều không khỏi bất ngờ với phong cách, họa tiết ngày càng hoàn thiện trên mỗi sản phẩm "Gốm phù điêu".

"Bước đi của thầy rất đặc biệt ở chỗ gần như thầy không gắn với một dòng nào cả, không có truyền thống trước đó. Nhưng có lẽ truyền thống lớn nhất là tính dân tộc, Thầy tiếp thu được rất nhiều giá trị thể hiện trong mỹ thuật Việt Nam, vẻ đẹp Việt Nam và đương nhiên là chất liệu Việt Nam để tạo nên những tác phẩm phản ảnh chính lịch sử, văn hóa, dân tộc mình. Tôi cho rằng Thầy rất suy nghĩ tìm tòi, lấy cốt lõi là phát huy văn hóa dân tộc", ông Dương Trung Quốc nhận xét.

Lưu giữ
Tác phẩm "Cửu Long tranh châu" - một trong những tác phẩm phù điêu lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao về cả tạo hình, khắc nổi và nung.

Mỗi tác phẩm gốm là lời tâm tình của đất, của lửa, của nước, của những sẻ chia, tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống của ông cha, lưu giữ hồn cốt dân tộc. Với Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, sự dấn thân, trải lòng với gốm như một lực hút vô hình. Ngoài việc tu hành, những bữa cơm giấc ngủ của ông đều hướng về gốm, gắn với gốm để mỗi sản phẩm ra lò mang dáng vẻ dung dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng tinh tế, khoáng đạt. Các họa tiết được thể hiện ngập tràn âm sắc thiên nhiên, của đất trời, qua đó gửi gắm tâm hồn và hoài bão nghệ thuật của Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên đối với chất liệu gốm phù điêu.

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Trung tâm Khuyến công Khu vực 1 (Bộ Công thương) nhận xét: "Thầy Thích Chánh Tịnh (nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên) không chỉ gửi gắm những tình cảm của một người đau đáu với sản phẩm thủ công mỹ nghệ của quê hương mà thầy còn nâng sản phẩm thủ công mỹ nghệ gốm phù điêu lên tầm cao mới, với những tác phẩm kích thước lớn. Trong những năm qua, thầy đã giúp cho người yêu gốm Việt Nam có một cái nhìn toàn cảnh hơn về gốm, không chỉ những tác phẩm nghệ thuật mà còn đem lại một hồn cốt Việt, tạo nên những tác phẩm gần như độc bản".

Năm 2020, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên (Đại đức Thích Chánh Tịnh) được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” vì đã có nhiều cống hiến trong giữ gìn và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Các sản phẩm gốm phù điêu được giới thiệu rộng rãi, để người dân trong nước và bạn bè thế giới biết đến và hiểu hơn về những giá trị văn hóa thuần Việt, về sự sáng tạo không ngừng nghỉ và tình yêu với đất của một con người tài hoa./.

Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An Người “lưu giữ” Tết phố cổ Hội An
Ông Gérard Gerhard, 67 tuổi, nhiếp ảnh gia người Pháp đã ghi lại những khoảnh khắc quý giá nhất về con người, thiên nhiên, di sản Việt Nam qua hơn 20.000 bức ảnh kể từ năm 2018. Trong hành trình đó, ông có ấn tượng mạnh mẽ với vẻ đẹp Hội An, đặc biệt trong không khí Tết Nguyên đán.
Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022 Những điều cần lưu ý khi xuất hành mùng 1 Tết Nhâm Dần 2022
Chọn ngày giờ xuất hành ngày đầu năm mới là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Việc này không chỉ đơn thuần là theo sở thích hay cảm tính. Mà theo quan niệm của phương Đông thì việc xem giờ xuất hành và hướng xuất hành đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Cuộc giao lưu xúc động giữa các cựu lưu học sinh Việt - Lào Cuộc giao lưu xúc động giữa các cựu lưu học sinh Việt - Lào
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, chiều 29/1, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra buổi gặp gỡ, giao lưu giữa cựu lưu học sinh Lào tại Việt Nam, lưu học sinh Việt Nam tại Lào và chương trình gói bánh chưng chào mừng Xuân Nhâm Dần 2022.

Theo VOV.vn
Nguồn: vov.vn

Tin bài liên quan

Trao truyền tình yêu, niềm tự hào tiếng Việt và văn hóa Việt tới các thế hệ kiều bào

Trao truyền tình yêu, niềm tự hào tiếng Việt và văn hóa Việt tới các thế hệ kiều bào

Tối 8/9, nhân dịp Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật “Tiếng Việt thân thương” năm 2024 với chủ đề “Lời quê hương, lời sắt son”, tại Nhà hát lớn, Thủ đô Hà Nội.
Đầu tư trọng tâm, đưa giá trị văn hóa Việt ra thế giới

Đầu tư trọng tâm, đưa giá trị văn hóa Việt ra thế giới

Các sản phẩm công nghiệp văn hóa Việt Nam như thời trang, trò chơi điện tử, phim hoạt hình, truyện tranh ngày càng được bạn bè quốc tế biết đến và yêu thích. Điều đó cho thấy tài năng sáng tạo của người Việt Nam hoàn toàn có thể vươn ra “biển lớn”.
Cơ hội gìn giữ văn hóa Việt từ một cuộc bầu cử

Cơ hội gìn giữ văn hóa Việt từ một cuộc bầu cử

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 22/10, trong khuôn viên Trường cao đẳng kỹ thuật Don Mueang, lần đầu tiên cộng đồng người gốc Việt tại thủ đô Bangkok và các tỉnh lân cận đã có dịp tề tựu để bỏ phiếu bầu ra Ban chấp hành Hội người Việt Bangkok với mong muốn có một tổ chức quy tụ, đoàn kết bà con kiều bào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, gìn giữ văn hóa Việt và hướng về quê hương nguồn cội.

Các tin bài khác

Một ngày ăn cơm ba nước: hành trình kết nối Việt - Lào - Thái qua di sản, văn hóa và ẩm thực

Một ngày ăn cơm ba nước: hành trình kết nối Việt - Lào - Thái qua di sản, văn hóa và ẩm thực

"Bữa sáng tại Thái Lan, bữa trưa tại Lào và bữa tối ở Việt Nam" không chỉ là khẩu hiệu mà còn là hành trình thực tế đầy cảm xúc của chúng tôi khi tham gia tour du lịch đường bộ trên Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC)", anh Nguyễn Thành Luân, một giáo viên đến từ Quảng Trị chia sẻ. Anh vừa cùng nhóm bạn trải nghiệm tour “Một ngày ăn cơm ba nước” kéo dài 5 ngày 4 đêm, khởi hành từ miền Trung Việt Nam qua Lào và Thái Lan, kết nối những địa danh mang dấu ấn văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đặc sắc.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 4/12, tại thủ đô Asunción (Paraguay), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Mạng xã hội: cầu nối văn hóa, giới trẻ Việt Nam - Campuchia

Mạng xã hội: cầu nối văn hóa, giới trẻ Việt Nam - Campuchia

Không chỉ là nơi chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ, mạng xã hội còn giúp Việt Nam và Campuchia tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Từ các nội dung về văn hóa, ẩm thực đến cơ hội hợp tác trên đa dạng lĩnh vực, mạng xã hội đã trở thành nhịp cầu đưa hai dân tộc tiến gần hơn đến một tương lai bền vững.
Âm nhạc bắc cầu tình cảm nhân dân Việt Nam - Campuchia

Âm nhạc bắc cầu tình cảm nhân dân Việt Nam - Campuchia

Từ những năm tháng chiến tranh đến thời bình, âm nhạc đã trở thành nhịp cầu kết nối trái tim nhân dân Việt Nam và Campuchia. Những giai điệu không chỉ ngân vang trong các chương trình giao lưu mà còn thấm sâu vào đời sống, gắn kết hai dân tộc bằng tình hữu nghị.

Đọc nhiều

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và người dân Phú Quốc cùng làm sạch môi trường

Sáng 7/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, UBND phường An Thới tổ chức Lễ phát động thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn và hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc”. Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân.
Việt Nam thực hiện tốt chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Việt Nam thực hiện tốt chính sách tự do tôn giáo, tín ngưỡng

Đây là nội dung được Đoàn các mục sư Tin lành quốc tế chia sẻ tại các buổi làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Ngoại giao và Ban Tôn giáo Chính phủ.
Kết nối đối tác mới, mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Venezuela

Kết nối đối tác mới, mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Venezuela

Ngày 5/12 tại Hà Nội, ông Đồng Huy Cương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), đã tiếp đoàn đại biểu Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV), do ông Rander Pena, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại dẫn đầu nhân dịp đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam.
Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Vun đắp tình hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa vai trò là cầu nối hữu nghị giữa nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp trên cơ sở hai bên cùng có lợi, đồng thời giúp thế hệ trẻ hai nước ngày càng hiểu biết, gắn bó với nhau.
Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Hoa Kỳ viện trợ 12,5 triệu USD hỗ trợ Việt Nam phòng, chống khai thác IUU

Ngày 5/12, tại Trung tâm huấn luyện Kiểm Ngư vùng 5, (TP Phú Quốc, Kiên Giang), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến tiếp ngài Marc E. Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Hải quân Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác và rút kinh nghiệm từ tuần tra chung

Chiều 5/12, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân Nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 34 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 75 và 76 giữa hải quân hai nước. Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Phó Đô đốc May Dina, Chỉ huy trưởng Căn cứ biển Ream đồng chủ trì Hội nghị.
Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Vùng 2 Hải quân tích cực hưởng ứng cuộc thi trực tuyến kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cuộc thi trực tuyến “Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức được phát động vào ngày 22/11. Cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân.
infographics canh giac lua dao tai cai ung dung vneid gia mao
infographics mot so benh giao mua thuong gap va cach phong tranh
video save the children cung hoc sinh lao cai rung chuong vang xay dung truong hoc an toan hanh phuc
infographic bao ton di san xay dung tuong lai ben vung
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
Xin chờ trong giây lát...
Dấu ấn cách mạng Việt Nam tại Quảng Châu
Hương vị Việt Nam tại Quảng Châu
CMG ra mắt phim ngắn quảng bá chương trình Gala mừng Xuân 2025
Nhạc Việt ở Quảng Châu
Đến thăm Trung tâm Dịch vụ dưỡng lão cộng đồng dân cư Từ Châu
Giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh tại vùng dân tộc thiểu số
[Video] Save the Children cùng học sinh Lào Cai “Rung chuông vàng” xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc
Nữ doanh nhân Việt tự tin vươn xa cùng dự án Bừng Sáng của CARE
Nâng tầm sứ mệnh của giai cấp công nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới
LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên: Tổ chức các hoạt động chăm lo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Phát sóng phim và chương trình truyền hình hấp dẫn của CMG tại Peru và Brazil
Độc đáo món “Trà dầu Cung Thành” - di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc
Video nhap 20241113162450
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Tuần lễ Hợp tác Truyền thông "Đối tác ASEAN" 2024
Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Thời tiết hôm nay (7/12): Gió mùa Đông Bắc tràn về, Bắc Bộ mưa rét

Sáng sớm nay (7/12), không khí lạnh ảnh hưởng yếu đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.
Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Thời tiết hôm nay (6/12): Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày 6/12 - đêm 7/12, ở Bắc Bộ có mưa rào, nhiệt độ giảm mạnh.
Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Thời tiết hôm nay (5/12): Bắc Bộ tạnh ráo, trời nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/12 Bắc Bộ tạnh ráo, ấm áp hơn so với ngày 4/12. Hà Nội nắng hanh, nhiệt độ lên đến 28 độ.
Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thời tiết hôm nay (2/12): Miền Bắc đêm và sáng trời rét

Thông tin từ trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết hôm nay 2/12, thời tiết Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đêm không mưa, sáng sớm sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng trời rét.
Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Thời tiết hôm nay (1/12): Bắc Bộ trời rét, hanh khô

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 1/12, Bắc Bộ tiếp tục hanh khô, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn. Khu vực Nam Bộ có mưa rào và giông.
Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Thời tiết hôm nay (30/11): Bắc Bộ trời rét, vùng núi có nơi dưới 11 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30/11 Bắc Bộ trời rét, nền nhiệt vùng núi giảm xuống 11-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 11 độ C.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động