LHQ: 30% học sinh trên thế giới không được dùng nước sạch tại trường
Theo Vietnam+ 09/02/2023 09:20 | Thế giới 24 giờ
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) |
Trung bình cứ 3 học sinh trên thế giới thì 1 em không được dùng nước sạch tại trường học và điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng học tập của các em.
Thông tin trên là kết luận trong báo cáo công bố ngày 8/2 của Tổ chức Giáo dục, Văn hóa và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO).
Theo báo cáo, trên phạm vi toàn cầu, gần như cứ 3 trường học thì có 1 trường không được cung cấp nước sạch, cứ 3 trường thì có 1 trường không có nhà vệ sinh và hệ thống ống thoát nước, trong khi gần một nửa số trường học không có chỗ rửa tay có nước và xà phòng.
Chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe học đường của UNESCO, bà Emilie Sidaner nhấn mạnh nước uống sạch và chỗ rửa tay là điều kiện cơ bản để bảo vệ trẻ em trước các căn bệnh như COVID-19, ký sinh trùng, bệnh hô hấp và tiêu chảy. Các trường học không có nước uống sạch không thể chuẩn bị bữa ăn cho học sinh, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Bà cũng cho biết thiếu nước máy và xà phòng cũng là thách thức lớn đối với nữ sinh trong kỳ kinh nguyệt. Ở Bhutan, cứ 4 nữ sinh thì 1 em không đến trường trong những ngày bị hành kinh.
Tại Cote d'Ivoire, cứ 5 nữ sinh thì 1 em nghỉ học những ngày này. Tỷ lệ nói trên ở Burkina Faso là 1/7.
Chuyên gia Sidaner nhấn mạnh các nước cần đầu tư nhiều hơn vào hệ thống cung cấp nước sạch và khu vệ sinh tại các trường học cũng như các cơ sở hạ tầng khác để đảm bảo chất lượng học tập./.
Truyền hình
Đáng chú ý
Lần đầu tiên công bố gần 100 văn bản lưu hình dấu, bút tích vua phê về Đà Nẵng


Họa sĩ Chile ngỏ lời nhờ học sinh Việt Nam đặt tên cho tranh
Bài viết mới
Tổng thống Italia gửi thư mừng 50 năm quan hệ Việt Nam - Italia

Liên hợp quốc kêu gọi ngăn chặn, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.