Lên tiếng phòng chống tình trạng xâm hại, bạo lực trẻ em
36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng Trong báo cáo công bố ngày 17/06, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết tính đến cuối năm 2021 có 36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng, con số cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. |
15.822 trẻ được tuyên truyền về các hình thức xâm hại trẻ em Ngày 24/6 ChildFund Việt Nam phối hợp với các đối tác địa phương tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em” tới các đại biểu đến từ Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), các Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng và các Tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan tới công tác bảo vệ trẻ em tại Việt Nam. |
Tham dự diễn đàn có 66 trẻ em tiêu biểu đại diện cho hơn 76.000 trẻ em trong tỉnh. Tại diễn đàn, đại diện các nhóm trẻ em đã trình bày kết quả thảo luận về các vấn đề: Phòng, chống bạo lực thể chất và tinh thần trẻ em; phòng, chống xâm hại tình dục, kết hôn trẻ em; phòng, chống xao nhãng, bỏ mặc trẻ em; trẻ em với vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Các em đã đặt câu hỏi với lãnh đạo tỉnh về những vấn đề, như: Quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho các phụ huynh ngay tại địa phương để cha mẹ có điều kiện quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn; giải pháp thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật Trẻ em; giải quyết vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết; tình hình phát hiện, xử lý các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em; giải pháp nâng cao nhận thức sử dụng mạng an toàn cho trẻ em…
Đại diện các sở, ngành đã giải đáp những câu hỏi mà các em đưa ra.
66 trẻ em tiêu biểu đại diện cho hơn 76.000 trẻ em trong tỉnh tham gia diễn đàn. |
Tại diễn đàn, ông Sằm Văn Du, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, nhận định: "Kỷ luật học sinh là giải pháp cuối cùng khi không có sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều trường học sử dụng phương án kỉ luật học sinh. Giáo dục như vậy là chưa đúng đắn vì có thể khiến các em vi phạm nhiều hơn. Thay vào đó, chúng ta tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và lắng nghe suy nghĩ của trẻ để có phương án xử lý phù hợp hơn".
Ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn đã ghi nhận toàn bộ ý kiến của trẻ em tại diễn đàn. Ông giao nhiệm vụ cho các sở, ngành giải quyết từng vấn đề mà các em đưa ra, xây dựng chương trình tuyên truyền cụ thể, hiệu quả.
Cần kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet không tuân thủ quy định; yêu cầu các hành vi xâm hại trẻ em cần được ngăn chặn, xử lý ở mức cao nhất. Đặc biệt, ông cũng yêu cầu các địa phương quan tâm đầu tư khu vui chơi giải trí cho trẻ em.
Diễn đàn trẻ em lần thứ chín năm 2022 với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em”. |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn mỗi trẻ em là một tuyên truyền viên tích cực nhất, chia sẻ, tâm sự các vấn đề vướng mắc với người thân hoặc gọi điện đến số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ trẻ em 111.
Chủ tịch nước yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em Chủ tịch nước cho rằng, trong thời gian qua, vẫn còn tình trạng trẻ em bị xâm hại dưới dạng này dạng khác. Những hành vi như vậy không những dư luận xã hội lên án mà mặt khác pháp luật xử lý nghiêm để không được xâm hại trẻ em. |
Hãy lên tiếng để bảo vệ trẻ em Thống kê của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho thấy, chỉ trong ba tháng đầu năm, cả nước đã có 147 trẻ bị xâm hại, tăng 30 em so quý I/2021, trong đó có các trường hợp bị bạo lực, xâm hại tình dục, bị bắt cóc, mất tích hoặc bị bỏ rơi...; Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận hơn 202.000 cuộc gọi, tư vấn khoảng 10.600 ca (tăng hơn 45% so cùng kỳ năm 2021). |