Lễ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì?
Hôm nay ăn gì: Làm nem lụi nướng giòn dai thơm phức Hôm nay ăn gì: Mướp đắng xào thịt bò, tráng miệng thạch xoài cốt dừa Hôm nay ăn gì: Cơm tấm sườn nướng ngon chuẩn vị Sài Gòn |
(Ảnh: @trangthu_thutrang) |
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là ngày Tết truyền thống tại một số nước như Việt Nam, Đài Loan, Triều Tiên và Trung Quốc.
Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa.
Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ, vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Đây cũng là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.
Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ. Có thể nói sau Tết Nguyên Đán, "Tết giết sâu bọ" là cái tết sum họp, quây quần nhất và có nhiều tục lệ gắn bó với đời sống bình dị của người dân.
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Trong quan niệm của người Việt, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái. Vì thế việc cúng bái tổ tiên là cần thiết với mong muốn một mùa bội thu. Sau lễ cũng là tục lệ giết sâu bọ. Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thưởng thức những thứ quả chua, ăn rượu nếp, bánh tro để diệt trừ sâu bọ, xua đuổi những điều kém may mắn.
Ăn gì vào Tết Đoan Ngọ?
Bánh tro - món ăn truyền thống ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @xuri1102) |
Tết Đoan Ngọ gắn liền với những món truyền thống mà bất cứ người Việt nào cũng có thể dễ dàng liệt kê khi được hỏi. Loại bánh đầu tiên phải kể đến là bánh tro. Bánh tro có nhiều tên khác nhau như banh ú, bánh gio, bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điạ phương. Người ta làm bánh bằng gạo đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối. Bánh tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật. Ở TP HCM và các tỉnh lân cận, ngoài bánh tro, người dân còn ăn chè kê vào ngày này. Trong khi đó, người miền Bắc ăn chè trôi nước.
Người dân các tỉnh phía nam còn ăn chè kê vào ngày này. (Ảnh: @tedphung) |
Rượu nếp cũng là món ăn không thể không có cho ngày diệt sâu bọ. Cơm rượu này được nấu từ loại men rượu đặc biệt, có vị thơm thơm, ngòn ngọt, hơi cay nơi đầu lưỡi. Cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối và cơm rượu miền Nam được viên tròn lại khác hoàn toàn với thứ cơm rượu rời của người Bắc. Nhưng tựu chung lại, hương vị thơm ngon và hấp dẫn của món cơm rượu theo từng miền chẳng khác nhau là mấy.
Rượu nếp với hương vị ngất ngây men nồng, là món ăn không thể thiếu vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. |
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến các loại trái cây chín mọng ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ như vải, mận, đào, xoài, chôm chôm… Những trái cây có màu sắc sặc sỡ, hương vị thơm ngon sẽ khiến ngày Tết Đoan Ngọ thêm đủ đầy và hoàn chỉnh. Một số vùng miền cũng làm những món ăn mặn như các món từ thịt vịt, thịt kho tàu để dâng cúng tổ tiên vào ngày này.
Mận và vải là hai loại quả phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @qhoa5893) |
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
(Ảnh: @orangeshopvna) |
Vào ngày Tết quan trọng này, các gia đình thành kính dâng hương dâng hoa, chuẩn bị vật phẩm cúng gia tiên, lòng thành tâm hướng đến những điều tốt đẹp, mong điều lành bay đến, điều dữ bay đi. Mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ cơ bản gồm có:
– Hương, hoa, vàng mã;
– Nước;
– Rượu nếp;
– Bánh tro;
– Các loại hoa quả theo mùa như mận, vải, hồng xiêm, dưa hấu, chuối
Ở một số địa phương, các gia đình cũng chuẩn bị mâm cơm cúng đơn giản, gồm các món như thịt kho tàu, thịt vịt, bánh tro, các loại hoa quả mùa hè như cam, na, mận, xoài... Sau khi kính cẩn dâng lễ, thành tâm khấn vái, các gia đình hóa vàng, thụ lộc và bắt đầu "diệt trừ sâu bọ".
Một mâm cơm cúng vào ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh: @nguyenn233) |
Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ
Để lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ được hoàn chỉnh, mời tham khảo văn khấn cúng sau đây.
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ).
Tín chủ chúng con là:………………….Tuổi:………………
Ngụ tại:………………………………………………………..
Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Tết Đoan Ngọ nên kiêng gì để cả năm may mắn, gia đạo bình yên? Tuy không phải là dịp tết lớn trong năm nhưng Tết Đoan Ngọ đã có từ lâu đời và đi sâu vào tiềm thức văn ... |
Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào là đẹp nhất? Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, bình an và lòng hướng đến một ... |
Dạo một vòng châu Á xem các nước đón Tết Đoan Ngọ 5/5 ra sao? Không chỉ riêng Việt Nam mà ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - một phong tục lễ tết ... |