5 mặt hàng được săn lùng cận Tết Đoan Ngọ
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đủ đầy và thơm ngát hương hoa của gia đình Hà Nội Xóm hơn 50 năm làm bánh ú lá tre ngày Tết Đoan Ngọ ở Sài Gòn Tết Đoan Ngọ nên kiêng gì để cả năm may mắn, gia đạo bình yên? |
Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?
Tết Đoan Ngọ hay Tết "diệt sâu bọ" diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Ở Việt Nam, ngày Tết này mang ý nghĩa phát động phong trào diệt sâu bọ, trừ hại cho cây trồng và hy vọng vào một mùa bội thu. Ngoài ra, vào ngày này, người dân còn có phong tục ăn rượu nếp, hoa quả vào sáng sớm để diệt sâu bọ, vi trùng trong cơ thể, từ đó tăng sức đề kháng trước bệnh tật. Những ngày này, các gia đình đều tất bật chuẩn bị với mong muốn Tết Đoan Ngọ diễn ra thật đủ đầy, chu đáo và trang trọng.
Lá xông
Người xưa cho rằng Tết Đoan Ngọ là ngày mà khí dương lên đến cực thịnh, điểm cao nhất là vào giữa trưa, tức giờ ngọ. Đây là giờ nóng nhất trong ngày và trong năm. Lúc đó mặt trời sẽ rọi những tia nắng nóng làm cho lá cây biến đổi mang những dược tính đặc biệt, được kết tinh và cô đọng lại mà những ngày khác không thể có. Những lá cây này ngày thường có thể dùng để trị bệnh thông thường như đau đầu, đau nhức xương khớp, cảm mạo. Tục lệ mua lá xông về để xông, tắm thanh tẩy cơ thể, phòng bệnh hoặc mua treo trước nhà với hy vọng cả năm được may mắn xuất phát từ ý nghĩa đó. Tục lệ này phổ biến ở miền Nam hơn là miền Bắc. Một bó lá xông có giá khoảng 20 nghìn đồng, sẽ gồm các loại lá như ngải cứu, ổi, bưởi, xả, xương rồng, bạch đàn, ngũ trảo...
Bánh tro
(Ảnh: @vtgiang6988) |
Bánh tro là loại bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ, được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi.
Bánh ý lá tre của người Sài Gòn. (Ảnh: Truc Pham) |
Bánh có nhiều cái tên khác nhau như bánh gio, bánh ú tro hay bánh nẳng. Tên gọi bánh tro (hay gio), bánh nẳng xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu. Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại.
Rượu nếp
(Ảnh: Nguyên Hạnh) |
Rượu nếp là món không thể thiếu vào dịp Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của người xưa, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Vì thế từ lâu người dân đã có tục lệ ăn rượu nếp vào sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ, sau đó mới ăn các loại hoa quả khác. Từ khoảng một tuần nay, các khu chợ truyền thống tại Hà Nội đều bày bán các nguyên liệu làm rượu nếp và cả cơm rượu nếp làm sẵn cho những gia đình bận rộn. Cơm rượu nếp trắng có giá dao động 50 - 70.000 đồng/kg, cơm rượu nếp cẩm có giá từ 90 - 100.000 đồng/kg.
(Ảnh: @kimnganfam) |
Vải thiều, mận hậu
Với người miền Bắc, vải thiều và mận hậu là hai loại quả nhất định phải có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Hiện, mận hậu có giá 40.000 - 45.000 đồng/kg, vải thiều 50.000 - 55.000 đồng/kg. Tết Đoan Ngọ đến cũng trùng vào thời điểm các mặt hàng trái cây đặc sản vào mùa thu hoạch chính vụ nên không quá khó để mua được loại quả đảm bảo tươi ngon và sạch.
(Ảnh: Tô Hưng Giang) |
(Ảnh: @peace.115) |
Xem thêm:
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đủ đầy và thơm ngát hương hoa của gia đình Hà Nội Mâm cúng Tết Đoan Ngọ của chị Tô Hưng Giang có hương hoa, trái cây, rượu nếp và tấm lòng thành. |
Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào là đẹp nhất? Vào ngày Tết Đoan Ngọ, các gia đình sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, bình an và lòng hướng đến một ... |
Dạo một vòng châu Á xem các nước đón Tết Đoan Ngọ 5/5 ra sao? Không chỉ riêng Việt Nam mà ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng có ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 - một phong tục lễ tết ... |
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả theo mùa như mận, vải, ngoài ra có bánh tro, rượu nếp để ... |