Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử
Nhiều công trình nghiên cứu, cuốn sách đã nghiên cứu về nguồn gốc của trống đồng Đông Sơn.
Cho tới nay, có 3 luồng quan điểm chính. Các học giả Trung Quốc cho rằng quê hương trống đồng ở Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng các nhà khảo cổ học Việt Nam khẳng định nguồn gốc là ở vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Việt Nam. Và cuối cùng, một luồng quan điểm khác cho rằng đó là một vùng rộng bao gồm cả Vân Nam, Quảng Tây ở nam Trung Quốc và vùng Bắc Bộ Việt Nam.
Quê hương của trống đồng là ở đâu?
Lật lại nguồn gốc trống đồng Đông Sơn, minh chứng thời đại Hùng Vương có tồn tại trong lịch sử. |
Trong cuốn sách Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn của tác giả Tạ Đức đã đưa ra các luận cứ với nhiều bằng chứng dân tộc học, khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, nhằm chứng minh rõ ràng và cụ thể quan điểm thứ hai, rằng quê hương trống đồng chính là thành Cổ Loa (Hà Nội).
Trong khi đó, Nhà sử học Lê Văn Lan đồng tình với nghiên cứu của học giả Áo Franz Heger thông qua cuốn Trống đồng cổ ở Đông Nam Á.
"Luận văn đầu tiên tôi viết được in năm 1962 là bàn về nguồn gốc của trống đồng. Tôi tổng hợp từ tài liệu điền dã khảo cổ học trên đất Tổ Hùng Vương cộng với những tư liệu sách vở mà có được trong tay thì mới vỡ ra được một điều trước tiên là về sự phân loại cái được gọi là trống đồng này. Năm 1901, học giả người Áo tên Franz Heger nghe tin ở Đông Dương (tức An Nam), người Pháp tổ chức một cuộc đấu xảo, trong đó có trưng bày nhiều cổ vật mà ngày ấy mới được phát hiện. Ông ta lên đường sang Hà Nội và lần đầu tiên được tiếp xúc với trống đồng - trống Ngọc Lũ. Heger đã dựa chính vào cái trống đồng này, cộng với những tài liệu mà ông ấy nghiên cứu được sưu tầm được ở khắp Đông Nam Á, trong đó chủ yếu có Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Miến Điện. Ông là người đầu tiên trên thế giới phân loại được trống đồng. Lúc đó ông ấy có trong tay 165 chiếc, chia ra làm 4 loại: Heger 1, Heger 2, Heger 3, Heger 4.
Kết luận cụ thể thì Heger 1 là trống đồng Ngọc Lũ và những chiếc trống đồng khác cùng loại ở Việt Nam thời bấy giờ là trống đồng Đông Sơn. Heger 2 xuất hiện muộn hơn và hình thù nó cũng biến tấu đi một chút khác hơn, quê hương của nó ở phía Nam Trung Quốc. Heger 3 chủ yếu ở Miến Điện. Heger 4 thì ở Thái Lan.
Vậy là cách phân loại ấy đã đưa Việt Nam vào bản đồ khảo cổ học thế giới. Sau đó, đưa thời đại Hùng Vương - một cơ sở minh chứng báu vật này xuất hiện tại đây và thậm chí còn được thừa nhận là quê hương đầu tiên của trống đồng".
'Con chim trên mặt trống đồng Đông Sơn không phải là
chim Lạc mà là con cò'?
Con chim trên mặt trống đồng Đông Sơn không phải là chim Lạc mà là con cò? |
Thực tế, hiện nay người Việt ở khắp các miền đất nước đều không ai biết chim lạc, thậm chí cũng chưa hề nghe nói đến một loại chim là chim lạc. Chính các tác giả Đào Duy Anh, Văn Tân, Hà Văn Tấn, Nguyễn Phương cũng không biết chim lạc là loài chim gì.
Trong các cuốn sách, chỉ có từ điển của Alexandre de Rhodes viết “Chim lạc: chim lạc, và cũng nói về các thú khác”, và từ điển của Lê Ngọc Trụ ghi “lạc” là “tên loại thú”. Còn các từ điển khác thì không đề cập đến chim lạc hay “lạc” là “tên loài thú”. Từ điển của A. de Rhodes và của Lê Ngọc Trụ đều không xác định được chim lạc là chim gì, mà còn dẫn người ta đến chỗ “lạc” là một loại thú.
Cuối cùng, đi tìm trong truyện cổ tích, truyện dân gian Việt Nam, trong các sách truyện thần thoại Việt Nam, trong ca dao, trong tục ngữ Việt Nam hoàn toàn không có dấu vết con chim lạc.
Giáo sư Lê Văn Lan nhận định hình con chim trên bề mặt trống đồng chính là con cò, không phải loài chim lạc như lâu nay mọi người thường thắc mắc. Ông cùng chuyên gia về đồ họa, thợ săn bắn chim rất sát Phan Kế An - con trai cố Phó Thủ tướng Phan Kế Toại đã tìm hiểu, xác minh về loài chim này nhờ chuyên ngành rất sâu về mỹ thuật.
"Chúng tôi đã chứng mình chẳng có loài chim nào mà gọi là chim lạc cả. Cái hình thù ấy chính là cái loài chim vốn rất gần gũi, thân thương với những người nông dân, với văn hóa nông nghiệp, những người làm ruộng suốt từ thời Hùng Vương cho đến giờ, đó là những con cò. Bây giờ xem lại mà xem: Mỏ dài, chân dài,... như thế, anh Phan Kế An xác định được con này là cò và còn phân loại được chúng", Giáo sư khẳng định.
Có thể thấy, hình ảnh "chim lạc" trên trống đồng cũng có nhiều ý nghĩa, biểu tượng cho khát vọng mạnh mẽ, muốn chinh phục bầu trời; là ước mơ vượt qua mọi giông tố khó khăn. Với những đường nét tinh tế, biểu tượng loài chim giúp con người lạc quan, tin tưởng vào những giá trị cốt lõi luôn bền chặt và tồn tại. Hình ảnh "chim lạc" còn thể hiện cho sự sùng bái thiên nhiên của dân tộc Đại Việt.
Các gia đình nên cúng gì trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, không phải ai cũng biết nên cúng lễ vật gì hay bày biện mâm cỗ như thế nào để tỏ lòng thành kính, biết ơn cội nguồn tiên tổ. |
Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó Tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Trung Quốc và Mỹ liên tục triển khai một loạt các hoạt động quân sự trong thời gian gần đây. Hiện đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng. |
Tạp chí Thời Đại chúc mừng Tết cổ truyền Bunpimay 2021 Đại sứ quán Lào tại Việt Nam Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2021, ngày 12/4, Tạp chí Thời Đại do Tổng biên tập Lê Quang Thiện dẫn đầu đã đến thăm và chúc Tết Đại sứ quán Lào tại Hà Nội. |