Biển Đông: Trung Quốc triển khai hoạt động quân sự, Mỹ điều động lực lượng hùng hậu ứng phó
Trung Quốc liên tục triển khai tàu tác chiến và máy bay quân sự
Cụ thể, đội hình máy bay quân sự tham gia phi vụ trên của Trung Quốc đại lục bao gồm 14 máy bay tiêm kích J-16, 4 máy bay tiêm kích J-10, 4 oanh tạc cơ chiến lược tầm xa H-6, 2 máy bay săn tàu ngầm Y-8 và 1 máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-500.
Tình hình Biển Đông cũng trở nên căng thẳng sau khi Bắc Kinh điều động hơn 200 tàu dân binh từ đầu tháng 3 đã hiện diện ở khu vực bãi Ba Đầu ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tiếp đó, Bắc Kinh đã điều động thêm 3 tàu tấn công nhanh Type 022 mang tên lửa đến khu vực quần đảo Trường Sa.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đang giữ vai trò như một tàu sân bay huấn luyện hơn là chiến đấu - Ảnh: Bộ Quốc phòng Trung Quốc |
Hải quân Trung Quốc đang triển khai cùng lúc 2 tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông ở Biển Đông. Ở chiều ngược lại, hải quân Mỹ cũng đang có tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island trong khu vực.
Theo các hình ảnh vệ tinh của châu Âu và Mỹ chụp ngày 11-4, cả 4 tàu nói trên đang phân bố rải rác tại một khu vực rộng gần 140.000km2 ở phía đông - đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mặc dù chỉ được định danh là "tàu đổ bộ tấn công", việc USS Makin Island mang theo các chiến đấu cơ cất cánh/hạ cánh thẳng đứng F-35B biến nó trở thành một tàu sân bay hạng trung.
Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngày 12-4 ngầm xác nhận nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đã vào Biển Đông nhằm "đáp trả lại các hành động khiêu khích của Mỹ". Hình ảnh được chụp bởi vệ tinh Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ngày 11-4 cho thấy Trung Quốc đang có tới 2 tàu sân bay tại khu vực. Sau khi tiến vào Biển Đông ngày 10-4, tàu sân bay Liêu Ninh tiếp tục di chuyển về phía tây nam, vượt qua quần đảo Đông Sa đang do Đài Loan kiểm soát và hướng về đảo Hải Nam.
Hình ảnh vệ tinh của Công ty Planet (Mỹ) chụp ngày 11-4 cho thấy tàu Liêu Ninh đang cách căn cứ hải quân Du Lâm trên đảo Hải Nam khoảng 300km về phía đông nam. Một hình ảnh khác cũng của Planet cho thấy tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc vẫn neo đậu tại căn cứ Du Lâm trong thời gian tàu Liêu Ninh di chuyển.
Mỹ phản ứng mạnh mẽ
Giữa hàng loạt hành động của Trung Quốc, Mỹ đầu tháng 4 đã điều động nhóm tác chiến gồm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và 2 tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) và USS Port Royal (CG 73) cùng thuộc lớp Ticonderoga, tàu khu trục USS Russell (DDG 59) thuộc lớp Arleigh Burke vào Biển Đông.
Nối tiếp sau đó, Biển Đông còn có sự hiện diện từ nhóm tác chiến thứ 2 của Mỹ gồm tàu đổ bộ tấn công USS Makin Island (LHD 8) mang theo chiến đấu cơ thế hệ 5 tàng hình F-35, 2 tàu mẹ vận tải đổ bộ USS Somerset (LPD 25) và USS San Diego (LPD 22) cùng thuộc lớp San Antonio.
Sáng kiến theo dõi tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một tổ chức nghiên cứu của chính quyền Bắc Kinh, ngày 12-4 công bố hình ảnh vệ tinh chụp lúc 10h ngày 11-4 cho thấy tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ đang ở cách bãi cạn Scarborough khoảng 115km về phía tây bắc. Trong vòng 1 tuần kể từ khi vào Biển Đông từ eo biển Malacca, tàu sân bay Mỹ đã vừa đi vừa tập trận.
Chiến đấu cơ F/A-18E xuất kích từ tàu USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông ẢNH: US NAVY |
Theo thông cáo của hải quân Mỹ, trong thời gian di chuyển trên Biển Đông, tàu Theodore Roosevelt và tàu Makin Island cũng diễn tập với các nước trong khu vực. Các tiêm kích của USS Theodore Roosevelt đã phối hợp bay theo đội hình với tiêm kích Su-30 của Malaysia. Chiến đấu cơ F-35B cũng xuất kích từ USS Makin Island và diễn tập với tiêm kích F-15, F-16 của Singapore. Hai nhóm tàu chiến Mỹ sau đó còn phối hợp tập trận tại một khu vực không xác định trên Biển Đông, nhiều khả năng là gần phía bắc quần đảo Trường Sa vào ngày 9-4.
Việc tàu Theodore Roosevelt xuất hiện gần bãi cạn Scarborough cũng được xem là một thông điệp trấn an tới Philippines, đồng minh hiệp ước của Mỹ đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời Thanh Niên ngày 13.4, TS James Holmes (chuyên gia chiến lược hàng hải - Đại học Hải chiến Mỹ) đặt ra lo ngại rằng: “Đang có rất nhiều tàu chiến và chiến đấu cơ tập trung ở vùng biển này trong bối cảnh căng thẳng. Tình hình khiến người ta liên tưởng đến khu vực phía đông Địa Trung Hải hiện cũng đang tập trung tàu chiến của nhiều nước. Khu vực này và Biển Đông đều đang có tuyến hàng hải quan trọng với sự can dự của nhiều bên vì những động cơ và mục tiêu khác nhau. Tình hình như vậy rất dễ tạo ra mồi lửa xung đột”.
Việt Nam phản đối mọi hình thức tuyên truyền sai sự thật lịch sử ở Biển Đông Các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cần phải tôn trọng và thực thi nghiêm túc các quy định của luật pháp Việt Nam - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh. |
Tàu cá Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu là vi phạm luật pháp quốc tế Việc Trung Quốc mới đây bất chấp luật pháp quốc tế, ngang nhiên đưa tàu vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đã làm dấy lên nhiều lo ngại về việc đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực. Tạp chí Thời Đại xin giới thiệu bài viết trên báo Quốc tế của nghiên cứu sinh TS. Trần Hữu Duy Minh, Giảng viên khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao về những hệ lụy nguy hiểm từ quyết định này của Trung Quốc. |
Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông Nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông, trong bối cảnh tình hình khu vực đang nóng dần lên thời gian qua. |