Lào Cai giàu tiềm năng phát triển "kinh tế dược liệu"
Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đón đoàn khách Trung Quốc đầu tiên sau dịch Covid - 19 Mở cửa trở lại sau hơn 3 năm đóng cửa do dịch Covid, Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai chiều 15/3 đã đón đoàn du khách Trung Quốc đầu tiên. |
Lào Cai - điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư Hội tụ nhiều yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", Lào Cai đang được đánh giá là điểm đến tin cậy, hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không chỉ quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thân thiện và minh bạch, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành cũng luôn tích cực, đồng hành trong lộ trình tìm kiếm, xúc tiến những cơ hội đầu tư, kinh doanh tiềm năng vào tỉnh nhà. |
Đổi đời nhờ cây dược liệu
Những năm gần đây, thay vì vất vả đi xa làm thuê, chị Tráng Thị Ngọc Linh, (thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư, huyện Bắc Hà, Lào Cai) đã gắn bó với nương ruộng, quyết tâm vượt khó vươn lên từ nghề nông, phát triển chăn nuôi, trồng cây dược liệu.
Chị Linh kể: Gia đình chị đã 4 năm liên tiếp tham gia dự án trồng cây dược liệu. Trồng dược liệu cần công chăm bón hơn trồng ngô lúa song thu lãi gấp nhiều lần. Năm 2021, gia đình chị thu lãi được 120 triệu đồng. Vụ đông xuân 2021- 2022, gia đình chị Linh trồng gần 1 ha cây cát cánh và cây dược liệu đương quy.
Người dân trồng cây dược liệu cát cánh ở huyện Bắc Hà, Lào Cai cho thu nhập cao (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Lào Cai hiện có 850 loại cây thuốc, trong đó 78 loài có khả năng khai thác được và gần 80 loài thuốc quý thuộc diện cần được bảo tồn. |
Tại xã vùng cao Tả Van Chư hiện có 175 hộ dân tộc Mông tham gia trồng cây dược liệu (cát cánh) với tổng diện tích hơn 64 ha. Trong năm 2022, cùng với hỗ trợ về vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, người dân các xã trong vùng sản xuất dược liệu của huyện Bắc Hà đã tham gia dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu, với tổng diện tích 163 ha, tăng 93 ha so với năm 2021. Các loại cây dược liệu trồng chủ yếu là cát cánh, đương quy, atiso, mạch môn.
Gắn sản xuất dược liệu gắn với phát triển du lịch
Lào Cai đặt mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025 sẽ ổn định và phát triển vùng trồng dược liệu quy mô 4.000 ha, trong đó gồm phát triển sản phẩm dược liệu gắn với du lịch (5 nhóm sản phẩm dược liệu gắn với 5 điểm du lịch, 3 trục phát triển dược liệu gắn với văn hoá, du lịch). 5 nhóm sản phẩm dược liệu bao gồm: Thuốc tắm người Dao đỏ; sản phẩm làm đẹp và chất tẩy rửa hữu cơ từ dược liệu như tía tô, gừng, nghệ; các loại tinh dầu; thảo dược dùng trong ẩm thực; đông trùng hạ thảo.
Từ các vùng sản xuất, chế biến dược liệu Lào Cai sẽ thúc đẩy hình thành, phát triển các điểm du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, đưa sản phẩm chế biến từ cây dược liệu phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm du lịch Tả Phìn (thị xã Sa Pa) giới thiệu với du khách một số loại dược liệu quý của địa phương (Ảnh: Báo Lào Cai). |
Tỉnh cũng sẽ đẩy mạnh xây dựng khu trung tâm trưng bày, giới thiệu dược liệu; tổ chức các tour du lịch tham quan, trải nghiệm sử dụng sản phẩm; lồng ghép tổ chức lễ hội dược liệu với lễ hội của địa phương; xây dựng cơ chế liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh du lịch với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dược liệu, tạo sự cộng hưởng truyền thông giá trị văn hóa thảo dược...
Việc gắn kết 2 lĩnh vực dược liệu, du lịch góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương phục vụ giảm nghèo bền vững.
Lên cao nguyên Bắc Hà mùa hoa mận trắng tinh khôi Cứ tiết lập xuân, cả cao nguyên Bắc Hà (Lào Cai) lại khoác lên mình màu trắng tinh khôi của hoa mận Tam Hoa, rạng rỡ khoe mình giữa những ngày đầu năm mới vẫn còn dịu hương xuân. |
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam lần đầu tiên tới thăm tỉnh Lào Cai Ngày 21 và 22/2, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã đến thăm thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa. Trong chuyến thăm, Đại sứ đã gặp gỡ các lãnh đạo địa phương, đại diện tổ chức phi chính phủ và nhân viên tuyến đầu để thảo luận về những nỗ lực trong phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh. |