Thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em trong đại dịch COVID-19
Nâng cao nhận thức - khâu đột phá thúc đẩy chất lượng công tác nhân quyền trong tình hình mới Ngày 29/12/2020, tại tỉnh Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền khu vực phía Nam. Đây là Hội nghị cuối cùng trong chuỗi 3 hội nghị tập huấn tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức. |
7 nội dung trong kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT và Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng. |
Tiếp tục chung tay cùng với Chính phủ, cộng đồng và đối tác địa phương trong công tác ứng phó và phục hồi sau đại dịch COVID-19, World Vision Việt Nam đã tiến hành cấp phát 248 bồn chứa nước, 500 can dầu ăn cho hơn 700 hộ gia đình có trẻ dễ bị tổn thương/trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi tại 4 xã dự án (Pú Nhung, Rạng Đông, Phình Sáng và Ta Ma) thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
World Vision Việt Nam hỗ trợ cho các hộ gia đình có trẻ dễ bị tổn thương tại Điện Biên. |
Chương trình hỗ trợ người dân ứng phó và phục hồi sau COVID-19 của tổ chức World Vision Việt Nam đã, đang và sẽ giúp các hộ gia đình có trẻ dễ bị tổn thương cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ của trẻ thông qua việc nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Trước đó, ngày 4/12, tại Lào Cai, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tổ chức chương trình “Trao khoản hỗ trợ tiền đa mục đích cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19”.
Vừa qua Chính phủ Australia cũng đã phối hợp với Chính phủ Việt Nam và 03 cơ quan Liên hợp quốc gồm UNFPA, UNICEF và UN Women chính thức khởi động dự án Hỗ trợ các hoạt động can thiệp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em trong bối cảnh Covid-19, trị giá 2,5 triệu AUD (khoảng 40 tỷ đồng) để thực hiện các hoạt động hỗ trợ công tác ứng phó với dịch bệnh trong vòng 1 năm tới. Dự án được triển khai nhằm nâng cao nhận thức của người dân, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em gái, nam giới và trẻ em trai, cha mẹ/người chăm sóc, trẻ em và trẻ vị thành niên về nguy cơ bạo lực trong gia đình. Các hoạt động hỗ trợ tăng cường đối với nạn nhân của bạo lực sẽ được thực hiện tại bốn tỉnh/thành phố bao gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng đại diện UN Women Việt Nam chia sẻ: “Với nguyên tắc “Không ai bị bỏ lại phía sau”, sáng kiến này sẽ giúp bổ sung cho những hỗ trợ hiện có của Chính phủ cho những người dân dễ bị tổn thương nhất bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Phụ nữ dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo ở Lào Cai được nhận hỗ trợ này để chi trả cho các nhu cầu của gia đình, để tiếp tục các hoạt động sinh kế của họ, qua đó phần nào giảm thiểu tình trạng mất thu nhập và giảm những tác động tiêu cực đến gia đình và phụ nữ ”.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) trình bày tham luận tại Hội thảo. Ảnh: A.N |
Trình bày tham luận về “Đóng góp của các tổ chức phi chính phủ trong thúc đẩy, bảo vệ quyền phụ nữ, trẻ em trong đại dịch COVID-19”, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) đã nêu một số đề xuất để thúc đẩy vai trò của các tổ chức phi chính phủ (NGOs).
Cụ thể: (1) Công nhận chính thức vai trò của NGOs như các đối tác phát triển: Xây dựng một khuôn khổ cho sự tham gia, đóng góp và hợp tác với các NGOs; Tạo môi trường thuận lợi cho các NGOs địa phương tiếp cận và huy động nguồn lực từ các nguồn đa dạng để phát triển; Tăng cường vai trò và năng lực của NGOs và đầu tư vào quan hệ đối tác ở mọi giai đoạn lập kế hoạch chu kỳ, tham vấn, thực hiện, giám sát và đánh giá. (2) Tăng cường sự tham gia giám sát, đóng góp cho báo cáo từ các tổ chức xã hội, tổ chức của công dân, tổ chức NGOs trong nước và quốc tế, công nhận các số liệu do công dân cung cấp. (3) Hỗ trợ, tạo điều kiện, phối hợp cùng NGOs thực hiện các chương trình, dự án, sáng kiến của NGOs trong phòng chống COVID-19, bảo vệ trẻ em và phụ nữ nói riêng và thúc đẩy Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương nói chung. (4) Phát triển Mô hình đối tác tính hợp sự tham gia của Nhà nước – NGOs – Doanh nghiệp – Cộng đồng vào phòng chống COVID-19. (5) Hỗ trợ các Mạng lưới đối tác NGOs cung cấp dịch vụ toàn diện.
UN Women hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tại tỉnh Lào Cai. |
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 về Tăng quyền cho phụ nữ trong thời đại số với chủ đề "Hành động mạnh mẽ hơn vì sự tham gia của phụ nữ với vai trò lãnh đạo chính trị trong một thế giới biến động và bất ổn", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh: Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ luôn là chính sách nhất quán và xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã thông qua nhiều văn bản luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy trao quyền của phụ nữ, khuyến khích để phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; đồng thời luôn quan tâm giám sát việc thực thi pháp luật và triển khai các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực quan trọng này và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.