Trang chủ Kinh tế Doanh nghiệp - Doanh nhân
16:49 | 21/09/2022 GMT+7

Lần đầu tiên Việt Nam có chỉ số đánh giá mức độ liêm chính của doanh nghiệp

aa
Ngày 21-9, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) đã phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu ra mắt Chỉ số kinh doanh liêm chính Việt Nam (VBII).
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại Australia Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại Australia
Ngày 12/9/2022, tại thủ đô Canberra của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Australia lần thứ 4.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại New Zealand Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại New Zealand
Ngay sau lễ đón chính thức theo nghi lễ trọng thể Maori (Powhiri và Paramanawa) tại Nhà quốc hội, hai Bộ trưởng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – New Zealand lần thứ nhất theo tinh thần Kế hoạch Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2021-2024.

VBII được xây dựng dưới hỗ trợ của dự án FairBiz, một sáng kiến cấp khu vực của UNDP do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế ASEAN, nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng ở sáu quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).

Đây là lần đầu tiên, một công cụ đánh giá mức độ thực hiện liêm chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp được ra mắt và áp dụng tại Việt Nam.

Chỉ số này được xây dựng dựa trên 7 yếu tố cần thiết để xây dựng và vận hành một doanh nghiệp dựa trên tính liêm chính, bao gồm (1) Văn hóa (cam kết từ lãnh đạo, quản lý, nhân viên, đào tạo), (2) quy tắc ứng xử, (3) kiểm soát, (4) giao tiếp, (5) ứng xử (nhân viên và bình đẳng giới/bao trùm, cộng đồng, xã hội, môi trường và phát triển bền vững), (6) tuân thủ và (7) chứng nhận đạt chuẩn.

Lần đầu tiên Việt Nam có chỉ số đánh giá mức độ liêm chính của doanh nghiệp
Ảnh: Minh họa

VBII được khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc mọi quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực và cơ cấu, công ty niêm yết, công ty tư nhân trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hay công ty có vốn Nhà nước. Nói một cách khác, bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm đến kinh doanh liêm chính và coi tính liêm chính trong kinh doanh là nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của doanh nghiệp đều có thể sử dụng chỉ số này.

Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự liêm chính là những yếu tố chính để xác định quản trị tốt và khẳng định sự tồn tại của môi trường kinh doanh công bằng ở bất kỳ quốc gia nào. Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều các nhà đầu tư và người tiêu dùng quan tâm đến tầm quan trọng của quản trị tốt.

Đơn cử, điều này được phản ánh trong việc các Chính phủ và sàn giao dịch chứng khoán khuyến khích các doanh nghiệp báo cáo về hoạt động phi tài chính của họ. Hay một ví dụ về xu hướng này là Chỉ thị thẩm định tính bền vững doanh nghiệp của Liên minh Châu Âu, cũng như các luật liên quan của EU và các thành viên EU. Việc công khai thông tin ngoài việc mang tính chất quan trọng, cần phải được tin tưởng là chính xác và công bằng.

Phát biểu tại buổi ra mắt VBII, Phó đại diện thường trú của UNDP Patrick Haverman cho biết: “Chỉ số Kinh doanh Liêm chính Việt Nam là một công cụ nếu được các doanh nghiệp sử dụng một cách trung thực và minh bạch, sẽ góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của đất nước, tạo dựng niềm tin dựa trên dữ liệu và thông tin, thu hút đầu tư, tạo ra của cải và cải thiện cuộc sống cho người dân”.

Trong khi đó, ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội nhận xét: “Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới… Cùng với các đối tác Việt Nam và quốc tế, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt được tham vọng và thực hiện cam kết hướng tới một môi trường kinh doanh công bằng, cải cách kinh tế hiệu quả cũng như những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm biến đổi khí hậu, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và đổi mới”.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của chỉ số VBII, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh cho rằng: “Phát triển bền vững không còn là một sự lựa chọn giữa “có” và “không”, mà đã trở thành sự sống còn, là cách duy nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai. Chỉ số kinh doanh liêm chính do VCCI phối hợp với UNDP thực hiện và giới thiệu ngày hôm nay chính là một bước tiến mới để đưa doanh nghiệp Việt Nam tiệm cận gần hơn với tiêu chuẩn kinh doanh minh bạch, liêm chính của quốc tế cũng như giúp doanh nghiệp không còn mơ hồ, lúng túng trong việc lồng ghép tính liêm chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”.

Thực tế cho thấy, để Việt Nam tiếp tục thu hút được các khoản đầu tư có chất lượng, mức độ tham nhũng thấp và nâng cao mức độ minh bạch là rất quan trọng. Trong đó, ứng xử của các doanh nghiệp có thể là một yếu tố có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới mức độ tham nhũng trong nước.

Hiện Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia được thăng hạng trong Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tăng 26 bậc trên toàn cầu (từ 113 năm 2017 lên 87 năm 2021). Theo Chỉ số Pháp quyền của Dự án Tư pháp Thế giới, Việt Nam cũng là một ngoại lệ trong số các nước ASEAN khi tăng thứ hạng lên vị trí 88.

Tuy nhiên, thực trạng chỉ ra rằng tham nhũng vẫn dễ dàng xảy ra ở một số lĩnh vực nhất định. Một báo cáo khảo sát doanh nghiệp do VCCI và UNDP công bố tháng 6 vừa qua cho thấy ít nhất 1 trong số 3 doanh nghiệp tham gia mua sắm công ghi nhận các khoản thanh toán không chính thức nhằm giành được hợp đồng Chính phủ. Điều đáng lo ngại hơn nữa là văn hóa hoa hồng hoặc các khoản thanh toán không chính thức đã trở thành quen thuộc đến mức các doanh nghiệp sẵn sàng trả ngay cả khi không ai yêu cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam và Tanzania tìm hiểu cơ hội đầu tư song phương Doanh nghiệp Việt Nam và Tanzania tìm hiểu cơ hội đầu tư song phương
Đại sứ Nguyễn Nam Tiến cho biết Tanzania có khả năng đáp ứng các nhu cầu của Việt Nam về nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhân lực và đầu tư.
Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Ấn tượng với sự điều hành của Chính phủ Việt Nam Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Ấn tượng với sự điều hành của Chính phủ Việt Nam
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Đại sứ Hàn Quốc cho biết cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ Hàn Quốc ấn tượng, đánh giá cao năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng, duy trì tăng trưởng GDP và xuất nhập khẩu, ngay cả khi kinh tế thế giới bất ổn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng.
L Thủy
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Long An tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực

Long An tăng cường hợp tác với doanh nghiệp Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực

Tỉnh Long An mong muốn kết nối các khu công nghiệp của địa phương với các nhà đầu tư Hàn Quốc trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, logistics.
Tỉnh Long An tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc

Tỉnh Long An tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc

Từ ngày 22 - 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út làm Trưởng Đoàn công tác của tỉnh Long An thăm, làm việc, xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc. Đây là hoạt động trong chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 của Long An.
Hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia

Hội thảo xúc tiến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc thu hút gần 200 doanh nghiệp tham gia

Ngày 19/4, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Kinh tế - Văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam (KOVECA) và Công ty TNHH Việt Hàn Showroom tổ chức Hội thảo "Trao đổi kinh tế xúc tiến thương mại Việt Nam và Hàn Quốc".
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên?

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Đọc nhiều

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn ...
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động