Lần đầu tiên Việt Nam có chỉ số đánh giá mức độ liêm chính của doanh nghiệp

16:49 | 21/09/2022

Ngày 21-9, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) đã phối hợp tổ chức hội thảo giới thiệu ra mắt Chỉ số kinh doanh liêm chính Việt Nam (VBII).
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại Australia Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại Australia
Ngày 12/9/2022, tại thủ đô Canberra của Australia, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Australia lần thứ 4.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại New Zealand Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư và kinh doanh tại New Zealand
Ngay sau lễ đón chính thức theo nghi lễ trọng thể Maori (Powhiri và Paramanawa) tại Nhà quốc hội, hai Bộ trưởng đã đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – New Zealand lần thứ nhất theo tinh thần Kế hoạch Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-New Zealand giai đoạn 2021-2024.

VBII được xây dựng dưới hỗ trợ của dự án FairBiz, một sáng kiến cấp khu vực của UNDP do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ, trong khuôn khổ Chương trình Cải cách Kinh tế ASEAN, nhằm thúc đẩy một môi trường kinh doanh công bằng ở sáu quốc gia ASEAN (Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).

Đây là lần đầu tiên, một công cụ đánh giá mức độ thực hiện liêm chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp được ra mắt và áp dụng tại Việt Nam.

Chỉ số này được xây dựng dựa trên 7 yếu tố cần thiết để xây dựng và vận hành một doanh nghiệp dựa trên tính liêm chính, bao gồm (1) Văn hóa (cam kết từ lãnh đạo, quản lý, nhân viên, đào tạo), (2) quy tắc ứng xử, (3) kiểm soát, (4) giao tiếp, (5) ứng xử (nhân viên và bình đẳng giới/bao trùm, cộng đồng, xã hội, môi trường và phát triển bền vững), (6) tuân thủ và (7) chứng nhận đạt chuẩn.

Lần đầu tiên Việt Nam có chỉ số đánh giá mức độ liêm chính của doanh nghiệp
Ảnh: Minh họa

VBII được khuyến nghị dành cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc mọi quy mô, hình thức sở hữu, lĩnh vực và cơ cấu, công ty niêm yết, công ty tư nhân trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, hay công ty có vốn Nhà nước. Nói một cách khác, bất kỳ doanh nghiệp nào quan tâm đến kinh doanh liêm chính và coi tính liêm chính trong kinh doanh là nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của doanh nghiệp đều có thể sử dụng chỉ số này.

Tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự liêm chính là những yếu tố chính để xác định quản trị tốt và khẳng định sự tồn tại của môi trường kinh doanh công bằng ở bất kỳ quốc gia nào. Trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều các nhà đầu tư và người tiêu dùng quan tâm đến tầm quan trọng của quản trị tốt.

Đơn cử, điều này được phản ánh trong việc các Chính phủ và sàn giao dịch chứng khoán khuyến khích các doanh nghiệp báo cáo về hoạt động phi tài chính của họ. Hay một ví dụ về xu hướng này là Chỉ thị thẩm định tính bền vững doanh nghiệp của Liên minh Châu Âu, cũng như các luật liên quan của EU và các thành viên EU. Việc công khai thông tin ngoài việc mang tính chất quan trọng, cần phải được tin tưởng là chính xác và công bằng.

Phát biểu tại buổi ra mắt VBII, Phó đại diện thường trú của UNDP Patrick Haverman cho biết: “Chỉ số Kinh doanh Liêm chính Việt Nam là một công cụ nếu được các doanh nghiệp sử dụng một cách trung thực và minh bạch, sẽ góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của đất nước, tạo dựng niềm tin dựa trên dữ liệu và thông tin, thu hút đầu tư, tạo ra của cải và cải thiện cuộc sống cho người dân”.

Trong khi đó, ông Marcus Winsley, Phó Đại sứ Vương quốc Anh tại Hà Nội nhận xét: “Mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và sẽ đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới… Cùng với các đối tác Việt Nam và quốc tế, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đạt được tham vọng và thực hiện cam kết hướng tới một môi trường kinh doanh công bằng, cải cách kinh tế hiệu quả cũng như những bước tiến trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm biến đổi khí hậu, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và đổi mới”.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của chỉ số VBII, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh cho rằng: “Phát triển bền vững không còn là một sự lựa chọn giữa “có” và “không”, mà đã trở thành sự sống còn, là cách duy nhất để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong hiện tại và tương lai. Chỉ số kinh doanh liêm chính do VCCI phối hợp với UNDP thực hiện và giới thiệu ngày hôm nay chính là một bước tiến mới để đưa doanh nghiệp Việt Nam tiệm cận gần hơn với tiêu chuẩn kinh doanh minh bạch, liêm chính của quốc tế cũng như giúp doanh nghiệp không còn mơ hồ, lúng túng trong việc lồng ghép tính liêm chính vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình”.

Thực tế cho thấy, để Việt Nam tiếp tục thu hút được các khoản đầu tư có chất lượng, mức độ tham nhũng thấp và nâng cao mức độ minh bạch là rất quan trọng. Trong đó, ứng xử của các doanh nghiệp có thể là một yếu tố có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới mức độ tham nhũng trong nước.

Hiện Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia được thăng hạng trong Chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tăng 26 bậc trên toàn cầu (từ 113 năm 2017 lên 87 năm 2021). Theo Chỉ số Pháp quyền của Dự án Tư pháp Thế giới, Việt Nam cũng là một ngoại lệ trong số các nước ASEAN khi tăng thứ hạng lên vị trí 88.

Tuy nhiên, thực trạng chỉ ra rằng tham nhũng vẫn dễ dàng xảy ra ở một số lĩnh vực nhất định. Một báo cáo khảo sát doanh nghiệp do VCCI và UNDP công bố tháng 6 vừa qua cho thấy ít nhất 1 trong số 3 doanh nghiệp tham gia mua sắm công ghi nhận các khoản thanh toán không chính thức nhằm giành được hợp đồng Chính phủ. Điều đáng lo ngại hơn nữa là văn hóa hoa hồng hoặc các khoản thanh toán không chính thức đã trở thành quen thuộc đến mức các doanh nghiệp sẵn sàng trả ngay cả khi không ai yêu cầu.

Doanh nghiệp Việt Nam và Tanzania tìm hiểu cơ hội đầu tư song phương Doanh nghiệp Việt Nam và Tanzania tìm hiểu cơ hội đầu tư song phương
Đại sứ Nguyễn Nam Tiến cho biết Tanzania có khả năng đáp ứng các nhu cầu của Việt Nam về nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, nhân lực và đầu tư.
Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Ấn tượng với sự điều hành của Chính phủ Việt Nam Thủ tướng đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc: Ấn tượng với sự điều hành của Chính phủ Việt Nam
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Đại sứ Hàn Quốc cho biết cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ Hàn Quốc ấn tượng, đánh giá cao năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng, duy trì tăng trưởng GDP và xuất nhập khẩu, ngay cả khi kinh tế thế giới bất ổn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng.

L Thủy

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lan-dau-tien-viet-nam-co-chi-so-danh-gia-muc-do-liem-chinh-cua-doanh-nghiep-175764.html

In bài viết