Khởi nghĩa Nam Kỳ - Ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập của dân tộc Việt Nam
80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa: Ý nghĩa và bài học |
Nhìn lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 80 năm trước (23/11/1940) |
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Trung ương và địa phương, gần 300 đại biểu là các nhà nghiên cứu lịch sử, nhà quản lý, đại diện các sở, ban, ngành... Hội thảo thu hút hơn 70 tham luận của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ; các nhà khoa học đến từ cơ quan nghiên cứu, học viện, trường đại học… trên cả nước.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, Khởi nghĩa Nam Kỳ đã để lại những dấu ấn không phai mờ trong lịch sử, đã xây dựng nên những cơ sở thực tiễn quý báu để Đảng ta đưa ra những chính sách đúng đắn dẫn dắt nhân dân đi đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám sau này.Các đại biểu trình bày tham luận tại hội thảo. |
Tuy chưa đi được đến thành công cuối cùng nhưng Khởi nghĩa Nam Kỳ đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Nam Bộ như bản hùng ca về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường và khát vọng giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, khẳng định niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của cách mạng.
Hội thảo là nơi để các thế hệ cùng nhau khẳng định giá trị ấy và ôn lại truyền thống cách mạng, tri ân sự hy sinh của thế hệ cha anh, đồng thời phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong báo cáo đề dẫn, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá các tham luận đã tập trung xoáy sâu vào các vấn đề như: Làm rõ bối cảnh lịch sử, chủ trương và sự chuẩn bị cuộc khởi nghĩa của Xứ ủy và các Đảng bộ ở Nam Kỳ; làm rõ quy mô, tính chất và thành quả của cuộc khởi nghĩa, đồng thời khẳng định truyền thống bất khuất, kiên cường của nhân dân Nam Kỳ và dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Từ đó, các đại biểu khẳng định và làm sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử của cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ, đúc kết những bài học kinh nghiệm xương máu để phát huy tinh thần giá trị của Khởi nghĩa Nam kỳ đối với sự nghiệp xây dựng đất nước hôm nay.
Đó là những bài học về sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân; sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; kết hợp giữa đấu tranh ở đô thị và đấu tranh ở nông thôn; đồng loạt tiến công địch trong không gian rộng lớn nhưng có trọng điểm.
Khởi nghĩa Nam Kỳ đã giúp Đảng ta rút ra bài học quan trọng về thời cơ cách mạng: phải dự báo chính xác về thời gian xuất hiện và hình thái lộ diện của thời cơ; chuẩn bị sẵn sàng đón thời cơ, không nóng vội khi thời cơ chưa tới.
Cùng với cuộc Khởi nghĩa Bắc Sơn và binh biến Đô Lương, Khởi nghĩa Nam Kỳ là một trong những dấu mốc quan trọng, báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, mở đầu cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta. 80 năm trôi qua, hào khí Nam Kỳ khởi nghĩa vẫn là mốc son chói lọi và tiếp tục lan tỏa trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ mang tính chất một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, tính nhân dân rộng rãi và sâu sắc. Đó ... |
Bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ Trong tình thế bị phát xít Nhật kéo đến xâm chiếm Đông Dương và vừa phải kháng chiến chống Thực dân Pháp, cuộc nổi dậy ... |