Khởi động dự án hỗ trợ đào tạo và giao lưu trao đổi nguồn nhân lực ngành dịch vụ lưu trú
Đông Phong 15/08/2022 18:03 | Theo dòng sự kiện
Lễ khởi động này đánh dấu sự cột mốc trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phát biểu trong buổi lễ, ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, đã bày tỏ những kỳ vọng trong việc định hướng và đào tạo kỹ năng nghề toàn diện cho người lao động.
“Sẽ không có rào cản nào cho lao động Việt Nam khi làm việc tại nước ngoài khi đã được đào tạo chuẩn chỉnh ngay từ đầu, như tác phong, ngôn ngữ, nghiệp vụ và cả văn hoá”, ông Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, ông Takemura Tomofumi, Giám đốc thường trực Hiệp hội Lữ quán - Khách sạn Nhật Bản, bày tỏ sự quan tâm đến việc hợp tác thúc đẩy đào tạo, gia tăng nguồn lực chất lượng thúc đẩy ngành lưu trú bứt phá sau đại dịch.
![]() |
Các đại biểu tham dự buổi lễ. |
Ông Nghiêm Quốc Hưng - Chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn JHL - chia sẻ mong muốn trong việc nâng tầm chất lượng nhân lực Việt trên thị trường quốc tế. Tập đoàn JHL đang là doanh nghiệp với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nguồn lực và phái cử lao động chất lượng cao trong và ngoài nước.
Tính đến 2021, gần 50.000 lao động đã được phái cử đến 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, Tập đoàn đã kiến tạo cơ hội việc làm cho người lao động, gia tăng năng suất lao động cho các doanh nghiệp. Đặc biệt tại thị trường trọng điểm Nhật Bản, Tập đoàn đã kết nối cùng các nghiệp đoàn uy tín cung ứng hơn 11.000 lao động chất lượng cao thành thạo ngôn ngữ, kỹ năng và nghiệp vụ.
Được Bộ LĐ-TB&XH ủng hộ và tạo điều kiện, Tập đoàn JHL đang triển khai mô hình Hệ sinh thái JHL dịch chuyển lao động quốc tế gắn với đào tạo kỹ năng nghề đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là mô hình thí điểm được Bộ LĐ-TB&XH đứng ra kết nối với các tỉnh, thành song hành cùng Tập đoàn trong hoạt động tuyển chọn, tư vấn hướng nghiệp và bố trí việc làm cho lao động.
Dịch bệnh dần “nguôi ngoai” nhưng những dư trấn vẫn còn hiện hữu và rất cần được quan tâm khắc phục, đặc biệt với ngành dịch vụ lưu trú đang phải đối mặt với sức ép về thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong khi phần lớn các lao động trẻ ngành dịch vụ tại Việt Nam đang thiếu niềm tin vào công việc và định hướng về phát triển nghiệp bền vững. Câu hỏi nay vẫn còn đang bỏ ngỏ khi đâu mới là “khớp nối vừa vặn” nhất cho doanh nghiệp tìm ra nhân lực có tay nghề, còn người lao động tìm được công việc phù hợp.
Việc chuyển giao chương trình và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy nâng cao kỹ năng nghề hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp phái cử khi không chỉ gia tăng giá trị và lợi thế cạnh tranh cho người lao động khi làm việc ở các nước phát triển, đồng thời mở ra thêm nhiều cơ hội làm việc và thăng tiến cho nguồn lực dồi dào trong nước. Hay nói cách khác, đào tạo chính là “khớp nối” giải quyết các vấn đề giữa các bên cầu và cung.


Truyền hình
Đáng chú ý
Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 110 nhà cho người nghèo 11 huyện, thị miền núi của tỉnh Nghệ An

Bài viết mới
Hà Nội lập danh sách chi lương hưu, trợ cấp xã hội thành hai đợt

Việt Nam và ILO hợp tác tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

50 năm hữu nghị Việt Nam - Malaysia

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân