Khoảng 60 triệu người sẽ rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực do COVID-19
UNICEF cảnh báo tình trạng hàng triệu trẻ em không được tiêm vaccine vì COVID-19 |
Cục C10: Chủ động trong ứng phó, khoa học trong công việc để thắng “giặc COVID -19” |
Người dân châu Phi có nguy cơ rơi vào cảnh nghèo đói do ảnh hưởng của COVID-19 (Ảnh: TTXVN) |
Theo ông Malpass, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cấp tiền cho các chương trình viện trợ tại hơn 100 quốc gia, trong khuôn khổ cam kết chi 160 tỷ USD trong 15 tháng tới. Đây cũng là nơi sinh sống của 70% dân số thế giới.
Mặc dù đây là một cột mốc quan trọng, song WB cũng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm 5% trong năm nay, trong đó các quốc gia nghèo nhất sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Theo thống kê, ước tính có khoảng 60 triệu người dân sẽ bị đẩy vào tình trạng nghèo đói cùng cực, xóa sạch mọi thành quả đạt được trong công tác xóa đói giảm nghèo suốt 3 năm qua.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát WB đã chi 5,5 tỷ USD để hỗ trợ các hệ thống y tế, kinh tế và dịch vụ xã hội tại những nước nghèo. Tuy nhiên, Chủ tịch Malpass cho rằng các nỗ lực của WB là không đủ, đồng thời kêu gọi các quốc gia tăng cường viện trợ song phương cho những nước nghèo hơn nhằm đảm bảo phục hồi ổn định.
Theo ông, việc khôi phục dòng chảy tiền gửi và du lịch, vốn là nguồn thu nhập chính cho các nước đang phát triển sẽ là bước đi quan trọng trong việc mở cửa lại nền kinh tế.
Lời kêu gọi giãn nợ của Nhóm các quốc gia phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) cho những nước kém phát triển đã ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ.
Theo Chủ tịch Malpass, 14 quốc gia đã nhất trí giãn nợ, 23 quốc gia dự kiến sẽ đề xuất thực hiện, trong khi 17 nước khác đang nghiêm túc xem xét. Ông cho rằng đây là những phản hồi nhanh chóng, tích cực và đáng hoan nghênh với cam kết của G20.
COVID-19 bùng phát, khiến cho người dân trên thế giới có nguy cơ rơi vào cảnh bần hàn. Các nước đang trên đà phát triển ở Trung Đông, châu Mỹ Latinh chịu tác động mạnh. Những người lao động nghèo ở châu Phi đang là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Họ không chỉ có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh do thiếu khả năng phòng chống COVID-19 mà còn có nguy cơ mất việc làm và thu nhập. Thậm chí, với những đối tượng nghèo cùng cực, mối đe dọa đang thực sự đối mặt là có thể chết vì đói trước khi chết vì bệnh tật, bởi ngay cả khi chưa có COVID-19, khoảng 45 triệu người châu Phi đã phải trông chờ vào viện trợ lương thực khẩn cấp.
Việc tăng cường chương trình giãn nợ cũng như cung cấp khoản tín dụng hỗ trợ các nước nghèo và đang phát triển được xem là “liệu pháp giảm đau” tạm thời. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi các nước thành viên cung cấp thêm tài trợ để giúp những người nghèo và các quốc gia dễ bị tổn thương nhất. WB đã đưa ra gói hỗ trợ 160 tỷ USD trong vòng 15 tháng tới để giúp các quốc gia nghèo ở một số khu vực tăng nguồn lực y tế và phục hồi kinh tế.
Chủ tịch Malpass nhấn mạnh: "Tôi đang kêu gọi các nhà lãnh đạo G20 cho phép các nước nghèo nhất thế giới đình chỉ tất cả các khoản thanh toán tín dụng song phương chính thức, cho đến khi WB và IMF đánh giá đầy đủ về nhu cầu tái thiết và tài chính của họ". Bởi theo ông "đây là thời điểm khó khăn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất".
Tăng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng, khoảng 1 triệu người không phải nộp thuế thu nhập cá nhân Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân từ 9 lên 11 triệu đồng. |
Thứ trưởng Bộ Y tế: Lịch sử loài người chưa bao giờ thấy một dịch bệnh nào có mức độ tấn công ghê gớm như COVID- 19 Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 lên một cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất ... |
WHO cảnh báo về tác động của biến đổi khí hậu với sức khỏe con người Ngày 3/12, tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra báo cáo, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ ... |