Khai giảng lớp đào tạo tiếng Việt cho 150 lưu học sinh Lào tại Nghệ An
Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Trần Anh Tư, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An cho biết, những năm qua, việc hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh bạn Lào đã và đang được tỉnh Nghệ An tập trung quan tâm. Trong nhiều lĩnh vực, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An vinh dự được chọn là đơn vị để tăng cường các hoạt động hợp tác trong giáo dục và đào tạo.
Lễ khai giảng khóa 21 đào tạo tiếng Việt tại Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. (Ảnh: Báo Nghệ An) |
Qua hơn 20 năm triển khai, trường đã đào tạo tiếng Việt cho hơn 1.600 lưu học sinh và được ghi nhận cao, đánh giá cao về chất lượng. Đây là kết quả của các chương trình hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung và giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và Ủy ban chính quyền 7 tỉnh: Xiengkhuang, Borikhamxay, Huaphanh, Viêng Chăn, Savannakhet, Khăm Muộn và Xaysomboun nói riêng.
Tiến sĩ Trần Anh Tư khẳng định, để khóa đào tạo hiệu quả, nhà trường sẽ tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho các lưu học sinh. Phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% lưu học sinh đạt yêu cầu trình độ tiếng Việt để học lên chuyên ngành tại các trường đại học.
Khóa học tiếng Việt sẽ trang bị cho lưu học sinh những kiến thức cơ bản thông qua 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết phục vụ cho công tác chuyên môn, học tập chuyên ngành ở bậc học đại học theo khung năng lực tiếng Việt cho người nước ngoài ban hành tại Thông tư 17/2015/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình có 4 cấp độ, sau mỗi phần sẽ có bài kiểm tra, đánh giá kết quả. Sau khi có kết quả cả 4, các lưu học sinh được thi cuối khóa và được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An đã đào tạo tiếng Việt cho hơn 1.600 lưu học sinh Lào. (Ảnh: Báo Nghệ An) |
Quá trình đào tạo, nhà trường đã lựa chọn những giảng viên giỏi, tâm huyết, giàu kinh nghiệm trong dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Đồng thời, tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất phòng học, thư viện, ký túc xá giúp lưu học sinh hoàn thành tốt khóa học.
Đặc biệt, nhà trường cũng sẽ quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tập thể, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao cho lưu học sinh Lào và học sinh, sinh viên Việt Nam nhằm vun đắp quan hệ đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết giữa học sinh, sinh viên 2 nước. Đồng thời, giáo dục tư tưởng chính trị để thế hệ trẻ 2 nước trong nhà trường hiểu hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giữ gìn, củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam - Lào trong giai đoạn hiện nay.
Ngôi nhà ấm áp của học sinh, sinh viên Lào tại Việt Nam Qua chương trình "Ở nhà dân" (homestay), các em sinh viên Lào được sống trong tình yêu thương của bà con, gia đình người Việt, hiểu sâu sắc thêm về truyền thống văn hóa của người Việt Nam. |
Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào Ngày 8/12, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã biểu quyết thống nhất ban hành Nghị quyết quy định chế độ hỗ trợ đào tạo lưu học sinh Lào học tập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025. |