Jeon Hyong Jun - Chàng trai Hàn Quốc thực hiện 3000 cuộc gọi hỗ trợ người Việt
Tổ chức quốc tế hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cho hòa giải viên cơ sở Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) đang triển khai thực hiện chương trình tập huấn nâng cao năng lực về hòa giải và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho cán bộ các tổ chức đoàn thể và thành viên tổ hòa giải ở cơ sở tại Hòa Bình và Cao Bằng. |
World Vision Việt Nam hỗ trợ 6 tấn gạo cho 600 hộ gia đình tại Điện Biên World Vision Việt Nam vừa hỗ trợ 6 tấn gạo cho 600 hộ gia đình có trẻ dễ bị tổn thương nhất tại các xã mục tiêu thuộc huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên - Luân Giói, Háng Lìa, Phình Giàng, và Xa Dung. |
Nói tiếng Việt và giúp đỡ mọi người khiến tôi vui vẻ và hào hứng
22h, điện thoại của Jeon Hyong Jun rung lên. Vừa bắt máy, đầu dây bên kia một giọng phụ nữ nói tiếng Việt: "Xin hãy giúp tôi!". Đó là một cặp vợ chồng Hàn - Việt mới cưới ba tháng nhưng bất đồng ngôn ngữ, không nói chuyện được với nhau nên thường xuyên mâu thuẫn.
1h sáng ngày hôm sau, Jeon Hyong Jun mới kết thúc cuộc tư vấn của mình. Sau khi được Jeon Hyong Jun nói chuyện và giải thích, hai vợ chồng đã phần nào hiểu nhau hơn và cùng bật khóc.
Jeon Hyong Jun, một tình nguyện viên, phiên dịch tiếng Việt của Trung tâm tư vấn cho người nước ngoài tại Hàn Quốc (BBB Korea) đã quá quen với những cuộc gọi "cầu cứu" kiểu này. Từ năm 2014 đến nay, Jeon Hyong Jun nhận được 3000 cuộc gọi. Không chỉ cô dâu Việt Nam mà người lao động, du học sinh gặp khó khăn ở mọi nơi như bệnh viện, sở cảnh sát,…
Jeon Hyong Jun, là tình nguyện viên, phiên dịch tiếng Việt của Trung tâm tư vấn cho người nước ngoài tại Hàn Quốc (BBB Korea) từ năm 2014. |
"Cuộc gọi" hỗ trợ lâu nhất của Tuấn Jeon kéo dài 2 tháng, đến từ một bệnh nhân người Việt. Jeon Hyong Jun phải nghe hướng dẫn của bác sĩ về lịch mổ, thuốc men, các chú ý cần thiết... rồi dịch lại sang tiếng Việt cho bệnh nhân. Hai ngày sau, do cuộc gọi từ BBB hoàn toàn ngẫu nhiên nên Jeon Hyong Jun mất liên lạc với bệnh nhân. Khi kết nối lại được thì ca mổ đã diễn ra nhưng sức khỏe người đàn ông Việt rất yếu. Chàng sinh viên ĐH Sogang quyết định công khai số điện thoại cá nhân dù điều này trái với quy định. Từ đó, hàng ngày Jeon Hyong Jun cùng y tá viết hướng dẫn cụ thể cho bệnh nhân người Việt như ăn uống, thuốc tiêm... lên giấy.
Trong hai tháng nằm viện, ngày nào Jeon Hyong Jun cũng gọi hỏi thăm tình hình của người đàn ông xa lạ. Khi xuất viện, người đàn ông Việt đã gọi điện cảm ơn: "Anh sẽ không bao giờ quên được sự giúp đỡ, tình cảm ấm áp và tốt bụng của em".
Thời gian dịch Covid-19, dù việc học bận rộn nhưng Jeon Hyong Jun vẫn tiếp tục làm tình nguyện nguyện viên của BBB Korea, các cuộc gọi hầu hết đến đều từ các khu khám chữa bệnh và sàng lọc người nghi nhiễm. Ngoài ra, Tuấn Jeon còn hướng dẫn các thủ tục nhập cảnh vào Hàn Quốc có những thay đổi bắt buộc cũng như hướng dẫn các bạn sinh viên bảo lưu kết quả, hướng dẫn về visa cho các bạn.
“Đã có những cuộc gọi lúc nửa đêm, có cả những cuộc gọi lúc tôi đang ngồi trong lớp học,... nhưng tôi chẳng cảm thấy nề hà gì. Tôi chỉ thấy rất hào hứng và vui vẻ vì được nói tiếng Việt và giúp đỡ mọi người. Bởi lẽ, hẳn họ cũng đang vội vàng và mệt mỏi với những tình huống khó xử tại nước ngoài. Tôi cũng luôn tin rằng công việc này, phần nào gỡ rối những căng thẳng, khó khăn, nỗi cô đơn, lo sợ của người Việt Nam ở nước ngoài. Tất cả những gì tôi đã và đang làm bởi vì tôi yêu Việt Nam”, Tuấn Jeon chia sẻ.
Gần 10 năm qua, Tuấn Jeon đã có hơn 20 lần sang Việt Nam. |
Chàng trai nghiện “Việt Nam"
Gần 10 năm qua, Tuấn Jeon đã có hơn 20 lần sang Việt Nam. Mỗi lần đến Việt Nam, Tuấn Jeon lại có thêm những cảm nhận mới, tiếng Việt tiến bộ hơn, biết thêm nhiều văn hóa mới. Tháng 9/2021, Tuấn Jeon quyết định sang Việt Nam học thạc sĩ.
“Nhiều người muốn sang Mỹ hoặc châu Âu để học sâu hơn nhưng tôi lại là một người rất riêng biệt vì tôi muốn gắn bó với Việt Nam, muốn tiếp tục làm gì đó song hành cùng Việt Nam”, Tuấn Jeon chia sẻ.
Tất cả bạn bè trên Facebook của Tuấn Jeon là người Việt Nam, Tuấn Jeon cùng nói chuyện với mọi người bằng tiếng Việt.
Khi hỏi Tuấn Jeon ấn tượng những gì nhất về Việt Nam, Jeon Hyong Jun cho biết: "Chắc là cách xưng hô và xe máy. Ở Hàn Quốc xưng hô không phức tạp như ở đây, các ngôi thứ rất nhiều như anh, chị, cô, dì, chú, bác. Tôi rất bối rối khi lúc thì bạn bè gọi nhau là mày-tao, khi là cậu-tớ, tôi hay quen xưng là em, nên có khi lại chào là “em chào bác”. Rồi xe máy, ở Việt Nam rất nhiều xe máy, nó kéo theo những điều đặc biệt khác”.
Tuấn Jeon yêu thích ẩm thực Việt Nam. |
Tuấn Jeon rất yêu nhạc Việt. Tuấn Jeon còn nhớ mãi ca khúc Hồ Gươm sáng sớm, lúc đó mình mới học tiếng Việt. Jeon Hyong Jun kể mình thích ca sĩ Bích Phương, Hoàng Thùy Linh, Vũ Cát Tường, Trung Quân Idol, Sơn Tùng M-TP.
“Tôi thuộc nhiều ca khúc của Sơn Tùng M-TP như là Chúng ta không thuộc về nhau, Hãy trao cho anh. Tôi cũng hay tải lên story các bài nhạc Việt Nam và các bạn người Hàn của tôi vào khen, mặc dù không hiểu nhưng nhạc rất hay”, Tuấn Jeon nói.
Thời gian mới sang Tuấn Jeon ăn nhiều phở, bún chả quá, ngày nào cũng ăn hai món đó. Giờ đây, Jeon Hyong Jun cũng thích bún đậu mắm tôm, bún riêu hay ăn ở gần cơ quan trên đường Bà Triệu.
Tuấn Jeon đang công tác tại Ban đối ngoại Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5). |
Tuấn Jeon hiện đang là chủ nhân kênh YouTube giới thiệu văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc mang tên Xin chào Kim chi với hơn 10.000 người theo dõi.
Jeon Hyong Jun, sinh năm 1995, tại Seoul, Hàn Quốc, cựu học sinh Trường THPT Ngoại ngữ tỉnh Chungnam, sinh viên ngành báo chí Trường ĐH Sogang. Hiện Jeon Hyong Jun học thạc sĩ tại Học viện Ngoại giao Hà Nội. Bên cạnh đó, Tuấn Jeon còn đang công tác tại Ban đối ngoại Đài tiếng nói Việt Nam (VOV5). |
Người Việt tại UAE, Hàn Quốc ủng hộ phòng, chống dịch tại tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang Trong khuôn khổ chuyến công tác tại một số tỉnh phía Nam, từ ngày 12-13/02/2022, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) đã thăm, làm việc tại các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang để thúc đẩy công tác đối ngoại của địa phương, công tác NVNONN và hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn khó khăn. |
Chàng trai Việt và tấm lòng thơm thảo dành cho người dân nghèo Angola Xây nhà, sửa trường học miễn phí, hỗ trợ trẻ em nghèo đến lớp, giúp người dân phát triển nông nghiệp... là những hoạt động thiện nguyện mà chàng trai Việt Nam Phạm Quang Linh đã làm tại đất nước Angola xa xôi. |