Trang chủ Hữu nghị Chân dung bè bạn
06:39 | 05/10/2019 GMT+7

Jacques Chirac - Một người Pháp yêu mến Việt Nam

aa
“Một phần của lịch sử nước Pháp” đã ra đi yên bình trong vòng tay yêu thương của gia đình vào ngày 26/9/2019. Đối với người Việt Nam, cố Tổng thống Jacques Chirac để lại dấu ấn khó phai với hai lần tới thăm đất nước mà ông từng chia sẻ rằng “rất yêu mến”.
jacques chirac mot nguoi phap yeu men viet nam
Cố Tổng thống Jacques Chirac (1932-2019). (Nguồn: AFP)

Hơn thế, tình cảm yêu mến và sự ủng hộ mà ông dành cho Việt Nam đã góp phần dệt nên mối quan hệ hữu nghị Việt - Pháp ngày càng tốt đẹp.

" Việt Nam lúc nào cũng đẹp"

Giáo sư lịch sử người Pháp Pierre Journoud cho rằng, đề cập mối quan hệ Việt – Pháp, không thể không nhắc đến chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Jacques Chirac năm 1997, thời điểm Việt Nam tổ chức hội nghị tầm cỡ quốc tế đầu tiên - Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội.

Ghi sổ tang mở tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chiều 30/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng đã viết: “Chúng tôi luôn ghi nhớ những đóng góp của Ông cho sự hội nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế cũng như cho sự phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Pháp”.

Chủ tịch nước Trần Đức Lương khi đó cũng khẳng định, “chuyến thăm Việt Nam của Ngài Tổng thống là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mang đến cho nhân dân chúng tôi những tình cảm hữu nghị của nhân dân Pháp”.

Trở lại Việt Nam sau bảy năm, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức và tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội, tháng 10/2004, Tổng thống Chirac đã chia sẻ rằng đối với ông, Việt Nam lúc nào cũng đẹp, “Việt Nam có vị trí đặc biệt trong lòng người dân Pháp” và “là đối tác ưu tiên đặc biệt của Pháp trong thế kỷ XXI”.

jacques chirac mot nguoi phap yeu men viet nam
Tổng thống Jacques Chirac trong chuyến thăm Việt Nam năm 2004. (Nguồn: TTXVN)

Ông nhận thấy Việt Nam đã có nhiều thay đổi tích cực và Pháp hoàn toàn tin tưởng vào khả năng thành công của Việt Nam trong giai đoạn mới, vào khả năng hòa nhập nhưng vẫn giữa nguyên vẹn bản sắc của mình. Tính đến thời điểm năm 2004, “đất nước hình lục lăng” là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai của Việt Nam.

Đặc biệt, dù rất bận với nhiều chương trình, song Tổng thống Chirac vẫn dành thời gian trò chuyện với các học sinh, sinh viên biết tiếng Pháp mà ông gọi là “tương lai của đất nước”. Và chắc hẳn, những cô cậu học trò may mắn được có mặt trong buổi nói chuyện của Tổng thống ngày 7/10 năm ấy sẽ không bao giờ quên kỷ niệm đẹp này.

Ông kể, trong chuyến thăm lần trước tới Việt Nam, ông đã rất ấn tượng với lời một bài hát: “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Lời ca khiến ông suy nghĩ rằng mỗi người chúng ta đều đại diện cho một lịch sử, một nền văn hóa. Sự tôn trọng và hiểu biết văn hóa của mình là yếu tố căn bản bảo đảm sự cân bằng trong tính cách của mỗi cá nhân và trong sự phát triển của cả đất nước.

Sau đó, dù còn rất ít thời gian vì phải chuẩn bị ra sân bay, Tổng thống vẫn nán lại bắt tay và nói chuyện với các nhà báo, nhân viên phục vụ tại Trung tâm báo chí của Hội nghị cấp cao ASEM 5 trên đường ông ra xe. Khi thấy một nữ nhà báo luống cuống không bấm được máy ảnh, ông đã dừng lại và chỉ cô cách lấy hình ông sao cho đẹp!

Cử chỉ thân thiện này của vị Nguyên thủ Pháp khiến mọi người đều vui vẻ và thêm phần yêu mến ông...

"Chiếc xe ủi" không ngừng nghỉ

Jacques Chirac sinh ngày 29/11/1932 tại Paris trong gia đình có bố là viên chức quản lý hành chính tại một công ty máy bay và mẹ là nội trợ. Trong hồi ký Chaque pas doit être un but (tạm dịch: Mỗi bước đi phải có mục đích) xuất bản năm 2009, ông nói về tình yêu vô điều kiện mà mẹ đã dành cho ông, về mối quan tâm đặc biệt với các giá trị truyền thống phương Đông.

Bên cạnh đó là một Chirac đam mê nghệ thuật và yêu thích các tác phẩm của hai tượng đài thi ca nước Nga - Leo Tolstoy và Alexander Pushkin.

Jacques Chirac được giáo dục một cách bài bản và toàn diện: tốt nghiệp Trung học Carnot Louis-le-Grand tại Paris, Học viện Nghiên cứu chính trị Paris, Đại học Harvard (Mỹ), rồi trường Hành chính Quốc gia Pháp (ENA).

Trước khi bước chân vào con đường chính trị, chàng trai trẻ từng làm những việc như rửa chén ở nhà hàng thời sinh viên, thủy thủ trên con tàu chở hàng, người lính trong quân đội Pháp và kiểm toán viên.

Khi mới 35 tuổi, ông Chirac đã chính thức được bổ nhiệm vào bộ máy chính quyền dưới thời Tổng thống Georges Pompidou với chức Tổng trưởng Bộ Xã hội. Chính trong thời gian này, ông gắn liền với biệt danh “chiếc xe ủi” do khả năng giải quyết công việc xuất sắc.

Bề dày kinh nghiệm chính trường của Jacques Chirac được tiếp nối với ba lần làm Bộ trưởng, 18 năm giữ cương vị Thị trưởng Paris (1977-1995), hai nhiệm kỳ Thủ tướng (1974-1976; 1986-1988), hai lần trở thành chủ nhân Điện Élysée vào các năm 1995 và 2002 với thành tựu đối nội đáng ghi nhận là sự tiến bộ về an toàn giao thông và y tế.

Mười hai năm “thường trú” tại Điện Élysée, ông để lại nhiều di sản đối ngoại to lớn. Ông có công đưa nước Pháp tham gia Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), truyền cảm hứng cho người dân Pháp về niềm tin vào một châu Âu liên kết, hùng mạnh, nhân văn dựa trên vận mệnh và các giá trị chung.

Một trong những di sản đáng kể nhất của ông trên trường quốc tế là việc phản đối cuộc tấn công vào Iraq do Mỹ dẫn đầu năm 2003. Chủ trương này đã khiến quan hệ giữa hai đồng minh chủ chốt ở hai bờ Đại Tây Dương xấu đi nghiêm trọng, song trong nước, thái độ phản chiến đã giúp tỷ lệ ủng hộ ông lên tới 90%. Người ta vẫn nhớ mãi câu nói nổi tiếng của ông: “Chiến tranh luôn là giải pháp cuối cùng. Nó luôn là minh chứng một sự thất bại”...

Cố Tổng thống cũng được nhớ đến với lời kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện cam kết Nghị định thư Kyoto về việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính: “Nhà chúng ta đang cháy, thế mà chúng ta cứ mãi nhìn đi đâu”, tại một hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg (Nam Phi) năm 2002.

Đặc biệt, ông là Nguyên thủ quốc gia đầu tiên thời hậu chiến thừa nhận vai trò của Pháp trong thảm kịch 76 nghìn người Do Thái bị gửi đến các trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Hành động vĩ đại này được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một di sản để đời của cố Tổng thống.

Thăng tiến nhanh chóng và gặt hái nhiều thành công nhưng trong sự nghiệp chính trị hơn 40 năm, ông Chirac đã phải nếm trải vị đắng quyền lực với hai lần thất bại trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 1981 và 1988. Ông cũng không ít lần phải đối mặt với chỉ trích vì tình trạng thất nghiệp thường ở mức trên 10%, bê bối tài chính hay những chuyến du ngoạn xa hoa.

Ông thậm chí còn bị kết án hai năm tù treo hồi tháng 12/2011 vì tội lạm quyền và sử dụng công quỹ trái phép.

Vị Tổng thống tốt nhất

Với nhiều người Pháp, Jacques Chirac là chính trị gia lão luyện, rất hài hước, hòa đồng và gần gũi với người dân. Tổng thống có thể thoải mái đi dạo trên các con phố thủ đô Paris hoa lệ, thư thái uống bia ở một quán bên đường, hay thong dong cùng chiếc xe Vespa trên một con đường ngoại ô...

Kết quả thăm dò của báo Journal du Dimanche và Viện thăm dò ý kiến công luận Pháp (IFOP) công bố mới đây đều cho thấy người Pháp xem ông như “Tổng thống tốt nhất của nền Cộng hòa thứ năm”, ngang với “tượng đài” Charles de Gaulle.

Nhà sử học chính trị Jean Garrigues nhận xét: “Tính cách của Chirac khiến ông nổi tiếng. Ông biết cách giành thiện cảm từ người dân”.

Nhà báo John Lichfield trong bài viết trên Politico thì cho rằng, bất kể là ai - một nông dân đang giận dữ, nhà báo yếm thế hay tổng thống của một quốc gia châu Phi, ông Chirac đều có thể thuyết phục họ, trong năm giây hoặc năm phút, rằng họ luôn nhận được sự chú ý trọn vẹn của ông. “Gặp Chirac, bạn sẽ ngưỡng mộ ông ấy”, John Lichfield viết.

Anne Firmin - một người dân Pháp - thì bùi ngùi nói với phóng viên của hãng tin Reuters: “Trái tim tôi đang nặng trĩu nỗi buồn. Với tôi, ông là cả thời thanh xuân của mình”.

Trong bài phát biểu tưởng nhớ cố Tổng thống Jacques Chirac hôm 26/9, Tổng thống đương nhiệm của Pháp Emmanuel Macron khẳng định, “sự nghiệp lớn của ông là vì những người thấp kém nhất, những người dễ bị tổn thương nhất, những người yếu nhất… Ông đã đi vào lịch sử và từ nay, ông sẽ để lại nỗi nhớ trong mỗi chúng ta…”

Xem thêm: Tổng thống Nga gặp lại cô giáo Tiểu học

Nhật Nguyên
Nguồn: Thế giới và Việt Nam

Tin bài liên quan

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025.
Tổng thống Pháp chúc mừng cộng đồng người châu Á dịp Tết Nguyên đán

Tổng thống Pháp chúc mừng cộng đồng người châu Á dịp Tết Nguyên đán

Trong bài phát biểu ngắn gọn trên tài khoản Twitter, Tổng thống Emmanuel Macron bày tỏ: “Tôi gửi tới các bạn lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các bạn hạnh phúc, sức khỏe và thành công."
Tổng thống Pháp nói gì về việc cờ Liên minh châu Âu bị hạ khỏi Khải Hoàn Môn?

Tổng thống Pháp nói gì về việc cờ Liên minh châu Âu bị hạ khỏi Khải Hoàn Môn?

Lá cờ lớn của Liên minh châu Âu (EU) đã bị hạ xuống khỏi Khải Hoàn Môn vào ngày 2/1 giữa cáo buộc của phe cực hữu rằng việc thay quốc kỳ bằng cờ EU là phá hủy bản sắc của Pháp.

Các tin bài khác

Tưởng nhớ nhà khoa học Nga gắn bó suốt đời với Việt Nam

Tưởng nhớ nhà khoa học Nga gắn bó suốt đời với Việt Nam

Ngày 16/6, các nhà Việt Nam học hàng đầu, các đồng nghiệp và người thân đã bày tỏ lòng tưởng nhớ nhà báo, nhà Việt Nam học, Tiến sỹ khoa học lịch sử, nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga Evgeny Kobelev tại buổi lễ tưởng nhớ ngày ông mất. Tham tán, Trưởng phòng Chính trị Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thị Thanh Thủy cùng đoàn đại biểu Đại sứ quán đã đến dự.
Nghệ sĩ Venezuela được vinh danh với chùm ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghệ sĩ Venezuela được vinh danh với chùm ca khúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với chùm ca khúc mang đậm tình cảm quốc tế dành cho Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố Nghệ sĩ nhân dân Venezuela Ali Primera đã được truy tặng Giải A lĩnh vực âm nhạc trong lễ trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, tối 19/5 tại Hà Nội.
Bạn bè Thụy Sĩ ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam

Bạn bè Thụy Sĩ ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam

Bà Margrit Schlosser cho biết Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong 50 năm qua, xây dựng được một nền kinh tế, mang lại cuộc sống ấm no cho dân và giúp nhiều người thoát cảnh đói nghèo.
35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

35 năm FES tại Việt Nam: Vun đắp đối thoại, thúc đẩy công bằng

Trong 35 hoạt động tại Việt Nam (1990-2025), Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) đã đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam thông qua việc thúc đẩy đối thoại chính sách, công bằng xã hội và phát triển bền vững. Nhằm ghi nhận đóng góp của tổ chức, tại lễ kỉ niệm 35 năm FES hoạt động tại Việt Nam diễn ra ngày 12/5 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Ngọc Hùng đã trao tặng FES bằng khen của Đoàn Chủ tịch VUFO.

Đọc nhiều

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Xây dựng ý tưởng bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại Cà Mau

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau vừa phối hợp cùng Tổ chức WWF - Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các bên liên quan trong việc xây dựng ý tưởng cho dự án bảo tồn rừng ngập mặn và sinh kế bền vững giai đoạn tiếp theo tại tỉnh Cà Mau.
Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Việt Nam mời 5 nước bạn tham gia diễu binh dịp Quốc khánh 02/9

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gửi thư mời Bộ Quốc phòng 8 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba, Belarus, Kazakhstan, Azerbaijan tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 02/9, đồng thời mời 5 nước: Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại Lễ kỷ niệm.
4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

4 giải pháp để Việt Nam tiếp tục nâng cao hiệu quả thực thi Công ước ICCPR

"Đoàn Việt Nam đã đưa ra thông điệp rõ ràng để khẳng định quan điểm, chủ trương nhất quán của Việt Nam với phương châm đặt con người ở vị trí trung tâm, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển". Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trong phần trả lời phỏng vấn của báo chí sau phiên đối thoại với Uỷ ban nhân quyền về báo cáo quốc gia thực thi công ước ICCPR lần thứ 4.
Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Viết tiếp câu chuyện hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Chặng đường 30 năm hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển từ đối đầu thành đối tác toàn diện, mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược và kinh tế.
Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Sôi động giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

6 tháng đầu năm nay, lượng khách xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Điều này phản ánh rõ nét nhu cầu giao thương, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã tăng cao.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân giúp nhân dân chữa cháy rừng

Vào lúc 17 giờ 00 phút ngày 8/7, cán bộ, chiến sĩ Trạm 535 thuộc Trung đoàn 351, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với các lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị đã khống chế hoàn toàn đám cháy rừng, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Thúc đẩy hợp tác biên giới Việt Nam - Campuchia

Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Prey Veng (Campuchia), Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khánh thành cặp cửa khẩu quốc tế Tân Nam (Tây Ninh, Việt Nam) - Meun Chey (Prey Veng, Campuchia) trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân giữa các tỉnh giáp biên hai nước.
so doanh nghiep thanh lap moi va quay tro lai hoat dong tang 265
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Hợp tác triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam

Chiều 9/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, ông Nakata Takahiro, Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Hokkaido cho biết: tỉnh Hokkaido, công ty Hokkaido Airlines và Tổng công ty Vietnam Airlines đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về triển khai các chuyến bay thẳng giữa Hokkaido và Việt Nam.
Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trí tuệ nhân tạo Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Mô hình CATI-VLM của Việt Nam xếp hạng Top 12 thế giới và số 1 Việt Nam tại cuộc thi RRC tháng 6/2025, nâng cao chuyển đổi số bằng AI.
Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Hỗ trợ khẩn cấp 450 hộ gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ bất thường trong tháng 6/2025

Sáng nay 9/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Trị phối hợp với tổ chức Samaritan’s Purse (Hoa Kỳ), UBND xã Mỹ Thủy tổ chức trao quà hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng do đợt mưa lũ bất thường xảy ra trung tuần tháng 6/2025.
Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Thời tiết hôm nay (08/7): Hà Nội mưa dông vào chiều tối và đêm

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết tại Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 08/7.
Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Thời tiết hôm nay (05/7): Bão số 2 giật cấp 10, gây biển động mạnh ở phía Đông Bắc Biển Đông

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua (04/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 02 năm 2025.
Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Thời tiết hôm nay (02/7): Mưa lớn ở Bắc Bộ và Thanh Hóa

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (02/7), khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Trong ngày 02/7, Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến: 20–50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Phiên bản di động