Igbo Ora và Kodinhi - Hai ngôi làng nổi tiếng về sinh đôi
Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2021: Góp tiếng nói bảo vệ những người yếu thế "Hơn bao giờ hết, giới nữ công nhân, phụ nữ yếu thế đang cần thiết được xã hội quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh COVID-19. Báo chí cần có nhiều tác phẩm để lên tiếng nhiều hơn, để xã hội quan tâm hơn đến thân phận của người phụ nữ và các nhóm yếu thế”, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô Thị, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2021 chia sẻ. |
60 bức ảnh, giới thiệu về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và Algeria Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria vừa phối hợp với Liên đoàn Võ Vovinam Vietvodao Algeria tổ chức Triển lãm ảnh Kỷ niệm 59 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Algeria (28/10/1962-28/10/2021), với chủ đề "Danh lam thắng cảnh Algeria và Việt Nam". |
Igbo-Ora và Kodinhi là hai ngôi làng, một ở bang Oyo, Nigeria và một ở bang Kerala, Ấn Độ, trong đó Igbo-Ora được mệnh danh là “thủ đô sinh đôi của thế giới” với hơn 3.000 cặp song sinh trong tổng số 300.000 dân trong lúc làng Kodinhi dân số chỉ 2.000 người nhưng có đến 608 người sinh đôi.
Một số những cặp song sinh ở Igbo-ora, Nigeria và ở Kodinhi, Ấn Độ. |
1. Nằm ở bang Oyo, cách thủ đô Lagos, Nigeria 80 km về phía bắc, theo thống kê năm 2020 làng Igbo-Ora có 300.000 nhân khẩu thuộc nhóm dân tộc Yoruba. Điều lạ lùng là ở đây, hiện tượng sinh đôi rất phổ biến và theo truyền thống, đứa bé đầu tiên lọt lòng mẹ - dù trai hay gái cũng đều được gọi là Taiwo còn đứa thứ hai là Kehinde rồi tiếp theo mới là tên.
Cho đến cuối năm 2020, làng Igbo-Ora đã ghi nhận hơn 6.000 trẻ sinh đôi trong tổng số 300.000 dân. Độ tuổi kết hôn của phụ trong làng đều nằm trong khoảng 16 đến 18 và đều này đã thu hút nhiều nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới. Các khảo sát cho thấy cha mẹ của những trẻ sinh đôi đều bình thường, không bị dị tật hay khiếm khuyết về thể chất lẫn tâm lý. Chỉ có điều đáng lưu ý là chế độ ăn của những bà mẹ sinh đôi có rất nhiều khoai mỡ và đậu bắp.
Oluaso chẳng hạn, ông này có 7 người vợ và đã cho ra đời 27 cặp song sinh! Hay như Oyenike Bamimore, cô là bằng chứng sống cho thấy việc sinh đôi đơn giản như thế nào: “Tôi mang thai 8 lần. Kết quả là tôi có 16 người con, tất cả đều là sinh đôi”.
Tiến sĩ Lawrence, giảng viên bộ môn Sản phụ, Đại học Y khoa York, Anh quốc cho biết có thể khoai mỡ hoặc đậu bắp trồng ở làng Igbo-Ora có chứa những chất thúc đẩy cơ thể phụ nữ sản sinh ra gonadotropins, một tác nhân hóa học kích thích sự rụng trứng. Thay vì chỉ rụng 1 trứng, họ lại rụng 2 trứng trong cùng một chu kỳ” nhưng bác sĩ Ekujumi Olarenwaju, giảng dạy tại đại học Y khoa Lagos lại có cách giải thích khác: “Qua nhiều năm theo dõi, tôi thấy có những phụ nữ ở Igbo Ora sinh đôi do 2 tinh trùng cùng thụ tinh trong 1 trứng chứ không nhất thiết là phải có 2 trứng nên nguyên nhân có thể là do biến đổi gien”.
Với nhóm nghiên cứu của Bác sĩ Davis Pollock, Đại học Y khoa John Hopkins, Mỹ thì: “Trong 2 năm, chúng tôi được 10 phụ nữ tình nguyện tham gia thử nghiệm ngay trước ngày họ lấy chồng. Bằng cách siêu âm buồng trứng, chúng tôi xác định cả 10 người chỉ rụng 1 trứng nhưng khi họ có thai được 6 tuần, 3 trong số 10 người này là thai đôi. Điều đó giải thích rằng đã có 2 tinh trùng của người chồng thụ tinh trong 1 trứng nhưng tại sao lại có tỉ lệ cao như vậy thì chúng tôi không thể trả lời”.
Hàng năm, cứ đến ngày 9/10, “thủ đô sinh đôi của thế giới” Igbo-Ora lại đón cả chục ngàn du khách từ nhiều nơi đến để tham dự Lễ hội Sinh đôi, trong đó chị em Taiwo Oguntoye và Kehinde Oguntoye được cử làm đại sứ của làng và cũng là người khai mạc lễ hội.
Taiwo Oguntoye nói: “Chúng tôi tin rằng lễ hội song sinh có thể thúc đẩy nền kinh tế du lịch ở Igbo-Ora, góp phần cải thiện cuộc sống cho những cặp song sinh bởi lẽ hầu hết các gia đình có con song sinh đều thiếu thốn tài chính để nuôi dạy chúng nên người”.
2. Thoạt nhìn, làng Kodinhi bình thường như tất cả những ngôi làng khác ở nông thôn Ấn Độ với những rừng dừa, những con kênh thủy lợi, những cánh đồng lúa và những ngôi nhà bằng đất nện cùng những con bò lang thang trên đường. Tuy nhiên nếu để ý kỹ, khách du lịch sẽ thấy có những cặp trai gái giống nhau như đúc: Họ là anh em hoặc chị em sinh đôi.
Hiện tượng sinh đôi bắt đầu xảy ra ở Kodinhi từ hơn 50 năm trước và cặp sinh đôi đầu tiên đến nay vẫn còn sống là chị em bà Abdul Hameed. Theo bà Hameed thì cha mẹ bà đều là nông dân. Khi mang thai, mẹ bà chẳng có một biểu hiện gì khác lạ nhưng lúc chuyển dạ, mẹ bà đã cho ra đời 2 đứa bé. Bà được đặt tên là Abdul Hameed còn em bà là Kunhi Kadia.
Cũng kể từ đó, hiện tượng sinh đôi ở làng Kodinhi xuất hiện ngày càng nhiều. Đến năm 2008, đã có 30 cặp sinh đôi chào đời và tất cả đều có sức khỏe tốt. Cha mẹ họ cũng thế, chẳng ai có dị tật về thể chất hoặc mắc các bệnh về tâm thần. Hàng ngày, họ uống nước lấy từ những con kênh, ăn gạo thu hoạch từ những ruộng lúa còn thức ăn thì cũng quanh quẩn trong những thứ “cây nhà trồng được” như rau, trứng, thịt gia cầm. Tính đến cuối năm 2021, làng Kodinhi có tổng cộng 304 cặp sinh đôi với 608 người trong tổng số 2.000 dân và điều này đã thu hút sự hiếu kỳ của khách du lịch cũng như các chuyên gia về sinh sản và di truyền.
Giáo sư Tiến sĩ Thirumalaswami Velavan thuộc Viện Y học nhiệt đới, Đại học Tuebingen cho biết: “Theo các tài liệu y học, trung bình trên thế giới cứ 1.000 trẻ chào đời thì có 2 cặp sinh đôi nhưng tại làng Kodinhi, con số nay là 31/1.000. Đây là nơi đứng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ song sinh, chỉ thua làng Igbo-ora ở Nigeria, châu Phi với tỉ lệ 145/1.000.
Trong những năm qua, nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức khác nhau trên thế giới đã đến thăm Kodinhi, bao gồm Trung tâm Sinh học tế bào CSIR có trụ sở tại Hyderabad, Viện Di truyền học New York, Đại học Y khoa John Hopkins, Mỹ, Đại học Y khoa York, Anh, Đại học Y khoa Hamburg, Đức… Họ lấy mẫu nước bọt và tóc của nhiều trẻ song sinh để phân tích ADN nhưng đến nay, tất cả vẫn còn là bí ẩn. Chưa có một giải đáp nào thỏa đáng cho hiện tượng tự nhiên kỳ lạ này.
Với người dân Kodinhi, họ tự hào và không hề lo sợ về hiện tượng bất thường trong sinh sản. Thậm chí họ còn thành lập Hiệp hội Twins (sinh đôi) vừa để quảng bá cho quê hương họ, vừa hỗ trợ nhau trong cuộc sống vì cũng như Igbo-Ora, thu nhập của đa số người dân Kodinhi vẫn còn rất thấp.
Bác sĩ Krishnan Sribiju, phụ trách y tế ở Kodinhi đã theo dõi những cặp song sinh từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ đến khi chào đời nói: “Điều hấp dẫn là số lượng các cặp song sinh ngày càng tăng theo từng năm. Trong 10 năm qua, số lượng các cặp song sinh ở Kodinhi đã nhân lên gấp đôi”.
Bên cạnh đó, ông cũng bác bỏ những ý kiến cho rằng mức độ gia tăng bất thường của hiện tượng song sinh có thể do một chất ô nhiễm không xác định. Ông nói: “Tôi có thể khẳng định tất cả những cặp song sinh ở Kodinhi đến nay vẫn hoàn toàn bình thường bởi nếu nếu không có những thiết bị phân tích sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh tối tân như siêu âm, chụp CT, chụp cắt lớp MRI… thì có lẽ tôi cũng nghi ngờ như vài nhà khoa học khác…”.
Cờ Tổ quốc tung bay nơi buôn làng vùng biên giới, hải đảo Trong những ngày qua, tại các địa phương khu vực biên giới, các đơn vị BĐBP và cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ, đoàn thể địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực kỷ niệm 33 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2022) và 63 năm Ngày Truyền thống BĐBP (3/3/1959-3/3/2022). |
'Báo Tây' ấn tượng về làng nghề làm hương ở Hà Nội Hãng thông tấn AFP vừa đăng phóng sự về không khí làm hương những ngày cận Tết ở làng truyền thống Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội. |