Huyện Bảo Yên (Lào Cai): Người có uy tín là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân
Hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở Lào Cai Lào Cai đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhưng vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ. |
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và MN ở Lào Cai Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tích cực triển khai “Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, đã tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống; từng bước thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) ở Lào Cai. |
Bảo Yên là huyện cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lào Cai, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 818,34 km2, gồm 16 xã và 01 thị trấn. Huyện Bảo Yên có 26 dân tộc cùng sinh sống, gồm: Dân tộc Kinh chiếm 23.77%; Dân tộc Tày chiếm 33.84%; Dân tộc Mông chiếm 12.54%, Dân tộc Dao chiếm 24.47% còn lại là các dân tộc khác.
Những tấm gương tiêu biểu
Trao đổi với phóng viên, ông Hoàng Văn Trung – Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết: Hiện nay, huyện Bảo Yên có 174 người có uy tín, gồm các dân tộc: Mông: 22 người, Dao: 65 người; Giáy: 2 người; Kinh: 5 người; Nùng: 4 người; Phù Lá: 1 người; Tày: 75 người. Đến nay, mặc dù cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi (MN) của huyện Bảo Yên đã có nhiều thay đổi, nhưng vai trò của người uy tín luôn được coi trọng. Người có uy tín không chỉ là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân mà còn là lực lượng quan trọng trong xây dựng cuộc sống mới ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, cấp uỷ, chính quyền huyện Bảo Yên luôn quan tâm đến công tác chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng; chú trọng việc gặp mặt, tiếp xúc đối thoại, cung cấp thông tin, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, đồng thời nắm tình hình, thăm hỏi, động viên kịp thời đối với đội ngũ người có uy tín,…
Với sự am hiểu phong tục, tập quán, nắm được tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng dân cư, cùng kinh nghiệm và uy tín của mình, 174 người có uy tín trên địa bàn huyện Bảo Yên (Lào Cai) thật sự là những tấm gương tiêu biểu, không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực vận động bà con phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, bài trừ hủ tục lạc hậu; tham gia giải quyết tốt các vướng mắc, phát sinh trong cộng đồng, tạo sự đồng thuận, xây dựng thôn bản đoàn kết, bình yên, phát triển; góp phần củng cố niềm tin của các tầng lớp Nhân dân vào sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền.
Cùng với đó, đội ngũ người có uy tín luôn nêu cao có tinh thần trách nhiệm cao với cộng đồng và xã hội, tận tụy gắn bó với phong trào “Toàn dân Bảo vệ An ninh Tổ quốc”, gương mẫu trong việc chấp hành và tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, dòng họ và quần chúng nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không tin, không nghe theo kẻ xấu, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống được người dân trong thôn, bản tin tưởng, bầu chọn.
UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) trao tặng giấy khen cho 19 cá nhân là người có uy tín có thành tích xuất sắc trong công tác năm 2022. |
Tại huyện Bảo Yên có nhiều gương người có uy tín tiêu biểu, như: Ông Vi Lam Sơn, sinh năm 1950, dân tộc Nùng là người có uy tín thôn Đồng Mòng 2, xã Phúc Khánh; ông Vi Lam Sơn luôn chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Với vai trò là người có uy tín, ông Vi Lam Sơn đã thực hiện vận động bà con trong thôn tích cực xây dựng nông thôn mới, xóa đói, giảm nghẻo (trong thôn từ 31 hộ nghèo năm 2021 giảm còn 13 hộ nghèo năm 2023), xây dựng 5km dường giao thông nông thôn, trực tiếp quản lý công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho 43 ha. Được Chủ nhiệm, Bộ trưởng Ủy ban Dân tộc tặng bằng khen người uy tín tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2023.
Ông Ma Thanh Sợi, sinh năm 1944, dân tộc Tày, người có uy tín Bản Rịa, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) đã xuất bản 5 đầu sách nghiên cứu về văn hóa, phong tục, nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở xã Nghĩa Đô, sưu tầm, biên soạn 50 chuyên đề chuyên sâu về văn hóa. Người có uy tín Ma Thanh Sợi vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Ông Thào A Sảo, sinh năm 1975, dân tộc Mông, người có uy tín thôn Khoai 1, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên) tích cực vận động nhân dân trong thôn bản tham gia phát triển kinh tế gia đình, đi đầu thực hiện triển khai các mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi gà ta với số lượng hàng trăm con, nuôi trâu 5 con, trồng được 10 ha rừng.
Bà Hoàng Thị Cương, sinh năm 1964, dân tộc Tày, người có uy tín thôn 1 AB, xã Kim Sơn (huyện Bảo Yên) phát triển kinh tế gia đình, chăn nuôi cá, trồng rừng quế đảm bảo thu nhập giúp ổn định cuộc sống gia đình; hỗ trợ và giúp đỡ các hộ thoát nghèo, tăng thu nhập bằng việc tham gia các mô hình trồng cây rau mầu;…
Phát huy vai trò của người có uy tín
Để phát huy hơn nữa vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bảo Yên Hoàng Văn Trung nhấn mạnh: Huyện Bảo Yên đã triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, cụ thể: Thường xuyên quan tâm, động viên, biểu dương kịp thời những đóng góp của người có uy tín, tạo điều kiện thuận lợi để người có uy tín phát huy tốt vai trò nòng cốt của mình trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện vững mạnh;...
Cùng với đó, Bảo Yên sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy Đảng, chính quyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên các cấp, tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận xã hội trong công tác vận động, phát huy vai trò và thực hiện chế độ, chính sách đối với người có uy tín. Đồng thời, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, tăng cường cung cấp thông tin cần thiết cho người có uy tín về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ đạo UBND các xã đánh giá vai trò của người có uy tín, tổ chức bình chọn công nhận người có uy tín;...
Ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết: hiện nay, toàn xã Bảo Hà có 11 người có uy tín, gồm các dân tộc: Tày: 5 người; Mông: 2 người: Dao: 4 người. Thời gian qua, đội ngũ người có uy tín của xã Bảo Hà luôn gương mẫu đi đầu thực hiện, tuyên truyền, vận động, thuyết phục đồng bào chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần quan trọng xây dựng và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tham gia đóng góp thiết thực vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, duy trì và phát huy bản sắc văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng DTTS và miền núi của địa phương.
Qua thực tiễn cho thấy đây là những hạt nhân tiêu biểu, nhân tố điển hình luôn đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương. Người uy tín trên địa bàn xã Bảo Hà còn là những gương sáng trong cộng đồng, điển hình làm kinh tế giỏi, chăm lo cho gia đình, nuôi dạy con cái là con ngoan, trò giỏi, điển hình như: Ông Lý Văn Mưu, sinh năm 1981, dân tộc Dao, người có uy tín Bản Khoai 3; ông Lự Hồng Phong, sinh năm 1952, dân tộc Tày, người có uy tín Bản Tắp 1; ông Thào A Sảo, sinh năm 1975, dân tộc Mông, người có uy tín thôn Khoai 1; ông Hoàng Văn Dương, sinh năm 1964, dân tộc Tày, người có uy tín Bản Lúc,…
Ông Lý Văn Mưu, người có uy tín Bản Khoai 3, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (bên trái) trao đổi với phóng viên. |
Ông Lý Văn Mưu, sinh năm 1981, dân tộc Dao, người có uy tín Bản Khoai 3, xã Bảo Hà (huyện Bảo Yên – Lào Cai) kể: “Tôi được bà con trong bản bình xét, tín nhiệm bầu làm người có uy tín của Bản Khoai 3 từ năm 2017 đến nay; làm trưởng bản từ năm 2019 đến nay. Tôi cùng gia đình luôn gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tôi tích cực vận động nhân dân trong thôn bản tham gia phát triển kinh tế gia đình, đi đầu thực hiện triển khai các mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như nuôi Trâu, Gà, Lợn; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, sang trồng cây Quế với hơn 1 ha, trồng cây Bồ Đề và cây Chẩu khoảng 5 ha, trồng Ngô hơn 1 ha… nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên đời sống gia đình tôi cũng như người dân trong bản được cải thiện, nâng cao.
Có thể thấy, bằng uy tín và trách nhiệm của mình, người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã và đang phát huy, khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân trên con đường đổi mới và hội nhập; tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phát triển vững mạnh kinh tế - xã hội của địa phương.
Ra mắt tổ truyền thông cộng đồng tại bản Pác Bó, xã Nghĩa Đô Mới đây, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Bảo Yên (Lào Cai) phối hợp với UBND xã Nghĩa Đô tổ chức ra mắt “Tổ truyền thông cộng đồng” tại bản Pác Bó, xã Nghĩa Đô vào ngày 07/8/2023.
Tổ truyền thông cộng đồng bản Pác Bó, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên – Lào Cai) được thành lập với 10 thành viên là: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Chi hội trưởng Phụ nữ, đại diện Ban công tác mặt trận, các đoàn thể ở địa phương và người có uy tín trong bản. Với mục đích tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng, người dân được tuyên truyền, từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa lạc hậu và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhân dịp này, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Yên tổ chức truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong việc nhà với thông điệp “Gia đình - nơi của yêu thương và chia sẻ”. Qua đó, góp phần thay đổi những quan niệm truyền thống, khuôn mẫu về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới. Chương trình (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, gồm 10 dự án thành phần, trong đó giao Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì “Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. |
Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai Thời gian qua, tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng; chấp hành tốt các quy định về pháp luật của Nhà nước, tăng cường ý thức tự giác bảo vệ an ninh, trật tự trong khu dân cư và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa đồng bào các dân tộc. |
Hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và MN ở Lào Cai Lào Cai đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN), giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nhưng vẫn còn khó khăn cần tháo gỡ. |
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và MN ở Lào Cai Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai tích cực triển khai “Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, đã tạo sự chuyển biến nâng cao chất lượng cuộc sống; từng bước thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (MN) ở Lào Cai. |