Học sinh Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh nâng cao khiến thức về 4.0
Bắc Giang: Sinh viên Lào tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Đoàn sinh viên Lào đang học tập tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tìm hiểu, học tập mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Bắc Giang. |
Trường THCS Từ Sơn (Bắc Ninh) và Liên hiệp hữu nghị tỉnh Yên Bái tặng quà các em học sinh huyện Mù Cang Chải Tại đây, đoàn thiện nguyện đã trao tặng cho các em học sinh tại 02 trường hàng trăm suất quà bao gồm: quần áo ấm, chăn ấm, sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng nhà bếp, mỳ tôm, sữa hộp… |
Mục tiêu chính của hội thảo là giúp các em nhận thức rõ nét về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, về cơ hội khởi nghiệp, chọn việc làm, đồng thời chú trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho các em trước ngưỡng cửa bước vào đại học. Từ đó, các em sẽ chủ động hơn trong việc chọn nghề, chọn ngành học, chọn trường và hình thức học phù hợp để trau dồi những kiến thức và kỹ năng cần thiết, giúp vượt qua thách thức và tận dụng được những cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.
Hội thảo chuyên đề “Khởi nghiệp trong thời đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0” tại Bắc Giang
Đầu tiên là Hội thảo chuyên đề “Khởi nghiệp trong thời đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0” diễn ra tại trường THPT Lý Thường Kiệt (Bắc Giang). Buổi hội thảo diễn ra trong không khí chăm chú theo dõi của đông đảo học sinh, thầy cô.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nói về tầm quan trọng cũng như cách học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Về cuộc cách mạng 4.0, Giáo sư không quên việc nêu khái quát và đầy đủ các thông tin, sự kiện liên quan về các thành tựu của các cuộc cách mạng trước đó để các học sinh dễ hình dung. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh về ảnh hưởng của nó, cuộc cách mạng này vừa mở ra cơ hội lớn nhưng cũng mang đến nhiều thách thức cho thế hệ trẻ của Việt Nam khi nước ta đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân Dũng chia sẻ với học sinh trường Lý Thường Kiệt về kiến thức khởi nghiệp trong thời đại 4.0 |
Để các học trò không bị mơ hồ về lý thuyết của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư đã kể cho thầy cô, học sinh toàn trường nghe về những tấm gương có thật về sự kiên trì, vượt qua số phận vươn lên trong cuộc sống. Làm động lực cho các em có những ý tưởng khởi nghiệp táo bạo trong thời kỳ công nghiệp mới.
Các em học sinh mạnh dạn đặt rất nhiều câu hỏi về những băn khoăn lứa tuổi học đường, về những hành trang cần thiết của các bạn trẻ trước thời cơ và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến gần. Những băn khoăn này đã được thầy giải đáp và truyền thêm cảm hứng cho các bạn học sinh, đặc biệt là quan điểm “học để trở thành người tự do”.
Học sinh Trường THPT Chuyên Bắc Ninh nâng cao kiến thức về khởi nghiệp 4.0
Tiếp đến là buổi hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0" được tổ chức tại Trường trung học phổ thông Chuyên Bắc Ninh (TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).
Nhiều bài học, triết lý sống, câu chuyện khởi nghiệp thú vị đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng lồng ghép qua những câu chuyện dung dị và gần gũi. Giáo sư đã cung cấp những kiến thức cơ bản để giúp các em học sinh có thể hiểu được bản chất của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời đại hiện nay.
Giáo sư cũng cho rằng, thời đại 4.0 nó vừa là thách thức cũng vừa là cơ hội đối với đất nước Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Để tìm kiếm cơ hội trong thời đại này thì bản thân các em phải nỗ lực không ngừng. Công thức của một người thành công bao gồm 1% tài năng, 14% bằng cấp và 85% là thái độ.
Trong thời đại robot hóa đang thay dần sức con người, muốn có việc làm thì chỉ còn cách không ngừng trau dồi kiến thức, làm chủ thiết bị và các em phải trở thành những công dân toàn cầu. Và trở thành những công dân toàn cầu các em phải làm tốt 3 việc đó là; phải có sức khỏe, ngoại ngữ phải giỏi và phải có ý chí.
Bởi thực tế, trong thời đại cách mạng 4.0 nếu bản thân mỗi người không tự cố gắng, xã hội sẽ đào thải họ. Nếu như các bạn học sinh không cố gắng ngay từ bây giờ thì rất dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thất nghiệp trong tương lai không xa.
“Một trong những lời khuyên quan trọng nhất của tôi đối với các bạn đó là phải lạc quan, đừng sợ hãi, đừng sợ sai. Hãy tìm kiếm thành công trong những nghịch cảnh, hãy cứ làm đi, làm sai rút kinh nghiệm và sửa sai đó mới là bản lĩnh của một người trẻ trong thời đại 4.0” – Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chia sẻ thêm.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kết luận bằng một câu - Học để trở thành người tự do. Ông chia sẻ: “Tôi năm nay đã 83 tuổi nhưng ngày nào tôi cũng học, học không ngừng nghỉ. Chỉ có học mình mới làm chủ được cuộc đời của mình. Khi bạn có tri thức bạn sẽ không phải lo lắng mình có làm được không? Mình có làm đúng hay không? Vì thế lời khuyên của tôi dành cho các em là hãy học tập không ngừng nghỉ, tích cực trau dồi vốn sống, cải thiện ngoại ngữ của bản thân. Hãy làm chủ cuộc đời của mình”.
1000 học sinh trường THPT Việt Nam – Ba Lan nghe PGS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ khởi nghiệp 4.0
Cuối tháng 11/2020 vừa qua, gần 1000 em học sinh trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan đã nghe Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng chia sẻ những kiến thức bổ ích trong cuộc hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng 4.0"
1000 học sinh trường THPT Việt Nam – Ba Lan nghe PGS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ khởi nghiệp 4.0 |
Bằng những câu chuyện “tai nghe mắt thấy”, chứng kiến sự thay đổi lớn lao mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại; kinh nghiệm trong quá trình hoạt động khoa học của mình Giáo sư Nguyễn Lân Dũng muốn truyền lửa và giúp các em học sinh trường Trung học Phổ thông Việt Nam – Ba Lan trả lời được câu hỏi lớn nhất cuộc đời: Tôi sẽ trở thành ai và Tôi sẽ làm việc gì?
Câu hỏi: Học để làm gì? đã khơi gợi tinh thần tranh luận sôi nổi của các bạn học sinh. Nhiều câu trả lời được gửi về hội thảo như: Học để có một công việc tốt, học để báo hiếu thầy cô, cha mẹ…
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng kết luận bằng một câu - Học để trở thành người tự do: “Tôi năm nay đã 83 tuổi nhưng ngày nào tôi cũng học, học không ngừng nghỉ. Chỉ có học mình mới làm chủ được cuộc đời của mình. Khi bạn có tri thức bạn sẽ không phải lo lắng mình có làm được không? Mình có làm đúng hay không?
Vì thế lời khuyên của tôi dành cho các em là hãy học tập không ngừng nghỉ, tích cực trau dồi vốn sống, cải thiện ngoại ngữ của bản thân. Hãy làm chủ cuộc đời của mình”.
Cơ hội của các em khi bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 là gì, các em trước ngưỡng cửa cuộc đời sẽ gặp những thách thức gì…
Trong buổi hội thảo, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng đã giải đáp rất nhiều câu hỏi của các em học sinh. Có em đã mạnh dạn hỏi thầy Nguyễn Lân Dũng rằng Bài học lớn nhất của Giáo sư để trở thành Giáo sư là gì.
Trước câu hỏi của em học sinh trường Việt Nam – Ba Lan, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng chắc nịch: “Bài học lớn nhất của thầy chính là tự học”.
Bằng ý trí vượt khó, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đã trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam. Thầy Nguyễn Lân Dũng cũng là tấm gương lớn trong việc tự học ngoại ngữ để tiếp cận với tri thức nhân loại.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trăn trở: "Các em phải tự hỏi bản thân mình tại sao có những người khuyết tật, những người ít học họ lại làm được và trở nên thành công còn mình lành lặn, được ăn học lại không được như họ?".
Giáo sư cũng hy vọng thông qua buổi hội thảo ngày hôm nay các em học sinh sẽ tìm được cho mình câu trả lời lớn nhất trong đời: Học để làm gì?
Trong buổi hội thảo, nhiều em đã được Giáo sư Nguyễn Lân Dũng ký tặng sách do thầy viết, những món quà ý nghĩa với các em.
Hà Nội: Học sinh, sinh viên sẽ được cấp thẻ BHYT qua hình thức trực tuyến BHXH TP. Hà Nội đề nghị các cơ sở giáo dục thực hiện cấp thẻ BHYT HSSV qua hình thức giao dịch hồ sơ điện tử (trực tuyến); phối hợp với BHXH quận, huyện, thị xã lập danh sách và vận động tham gia BHYT đối với HSSV chưa tham gia hoặc thẻ đã hết hạn sử dụng. |
Phát huy công tác đào tạo lưu học sinh Lào tại Đại học Tây Bắc Hiện nay, trường Đại học Tây Bắc có 836 lưu học sinh Lào đang theo học 23 ngành đào tạo đại học và 3 ngành đào tạo sau đại học, với các lĩnh vực: sư phạm, nông lâm, kinh tế, công nghệ thông tin. |