Hình ảnh con mèo trong thơ ca Việt
Giới thiệu vẻ đẹp con người Việt Nam qua hình ảnh các danh nhân văn hóa tiêu biểu Giới thiệu con người Việt Nam thông qua hình ảnh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, cá nhân tiêu biểu như: danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, đại thi hào Nguyễn Du, nhà giáo Chu Văn An... đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh… là một trong những cách làm hiệu quả để bạn bè quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam. Đây cũng là một trong những giải pháp quảng bá các giá trị văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới được đề ra trong Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030. |
Tết Nguyên đán 2023: Năm con mèo hay con thỏ? Vào ngày 22/1/2023, hơn một tỷ người trên toàn cầu sẽ chào đón Tết Nguyên đán 2023, còn được gọi là năm con Mèo hoặc năm con Thỏ tùy thuộc vào truyền thống văn hóa mà người dân mỗi nước theo đuổi. |
Miêu
(Nguyễn Trãi)
Lọ vằn sinh lạ mãi phương Tây
Phụng sự Như Lai trộm phép thầy
Hơn chó được ngồi khi mặt bếp
Tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây
Đi, nào kẻ cấm buồng the kín
Ăn, đợi ai làm bàn soạn đầy
Khó liễn sang chăng nỡ phụ
Nhân chưng giận chuột phải nuôi mày.
Miêu (mèo) là bài thơ thứ 251 trong số 254 thi phẩm của “Quốc âm thi tập”, được Nguyễn Trãi sáng tác trong những ngày tháng ở ẩn tại Côn Sơn. "Quốc âm thi tập" cũng là tập thơ Nôm cổ nhất, phong phú nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Thơ văn của Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập” thấm đượm tinh thần dân tộc, đậm chất dân gian. Chỉ với 8 câu thơ bằng ngôn ngữ của dân tộc (Nôm), Nguyễn Trãi đã khái quát, khắc họa những đặc điểm nổi bật của loài mèo, từ xuất xứ, vị trí trong gia đình, đặc tính hoạt động, yêu cầu về thức ăn và nhất là vai trò với gia chủ…
Con mèo
(Tú mỡ)
Mèo là một giống hùm bé tí
Thân hình nhỏ nhen nhưng chí khí chẳng nhỏ nhen
Nó không phũ như giống chó đê hèn
Lại khéo làm bộ giả hiền, vờ quân tử
Ta hãy nhìn: dáng nó đi thong thả
Khinh khỉnh coi đời bằng nửa con ngươi
Nó tìm nơi ấm cúng, cao ráo để nằm ngơi
Bộ phè phỡn như một ngài trưởng giả
Nó khảnh ăn, phong lưu, nhàn nhã
Bữa thường không thịt cá, dửng dừng dưng
Trông mặt mà bắt hình dong
Trong gia súc nó xem chừng cao thượng nhất
Phò nhà chủ cơm ăn, chuột bắt
Nó chẳng chui luồn, khuất tất một ai
Ai vuốt ve, nó cũng vuốt ve chơi
Ai trở mặt, nó tức thời trở mặt
Dưới bàn chân nhung, nó liền giơ vuốt sắt
Quào kẻ xấu chơi, rồi nhảy phắt lảng xa ngay.
Tú Mỡ tên thật là Hồ Trọng Hiếu (1900-1976), là một nhà thơ trào phúng. Theo các nhà nghiên cứu văn học, với gần nửa thế kỷ cầm bút, ông đã có những đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của thơ ca. Về thể loại trào phúng, thời nào ông cũng là bậc thầy. Trong bài thơ, tác giả mượn sự tinh khôn và đặc tính của loài mèo để ngụ ý chỉ trích bọn quan lại nham hiểm, cho rằng chúng nhờ tài xu nịnh để nhảy lẹ lên địa vị cao sang.
Vịnh con mèo
(Phan Văn Trị )
Mấy từng đài các sải chơn leo,
Nhảy lẹ chi cho bằng giống mèo.
Chợt ngảnh mặt hùm nhìn trực thị,
Chi cho lũ chuột dám vang reo.
Vuốt nanh sẵn có vàng khoe sắc,
Vằn vện đành không bụi đóng meo
Trăm tuổi hồn dầu về chín suối,
Nhắm lông để lại giúp trò nghèo.
Bài thơ gắn với cuộc gặp gỡ giữa Phan Văn Trị và Phan Thanh Giản khoảng đầu những năm 1850. Khi ấy Phan Văn Trị hơn 20 tuổi và là một cử nhân trẻ tuổi tài cao. Phan Thanh Giản (1796 - 1867) gần 60 tuổi, đang là Thượng thư bộ Lại, Cơ mật viện đại thần, Kinh lược sứ Nam Kỳ.
Hình ảnh con mèo trong bài thơ ám chỉ quan Kinh lược “nhảy” rất nhanh, từ con nhà bình dân ở Ba Tri lên đến tột đỉnh quyền lực trong số các đại thần triều Nguyễn. Vịnh con mèo của Phan Văn Trị mô tả rất tinh tế, sinh động tính cách của loài mèo, qua đó thể hiện thái độ châm biếm, trào lộng hết sức khéo léo sủng thần Phan Thanh Giản.
Kiều bào góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam Thông qua các hoạt động hỗ trợ kiều bào, hệ thống MTTQ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) đã giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam để cùng chia sẻ, tìm kiếm sự đồng thuận, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài. |
Hình ảnh hiếm gặp về “cái ôm” của hai chú cá voi Hai chú cá voi Fiddle và Hyphen ở Bắc Đại Tây Dương bơi cùng nhau một cách thân mật, giống như đang “ôm” nhau. Những khoảnh khắc thân mật như thế này có thể bắt gặp trong giai đoạn giao phối, những lúc chơi đùa của cá voi hoặc giữa cá voi mẹ và cá voi con. |