Hình ảnh các vận động viên dù lượn bay giữa vùng biển đảo xanh tươi Lý Sơn
Bình Yên 21/05/2022 23:12 | Nhịp sống biển đảo


Giải Vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn Quốc gia lần thứ 2 được tổ chức tại Lý Sơn nhằm tuyên truyền về chủ quyền biển đảo Tổ quốc; tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cư dân Lý Sơn; quảng bá hình ảnh và thúc đẩy du lịch Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Từng bước xây dựng môn thể thao mạo hiểm này thành môn thể thao thế mạnh của tỉnh Quảng Ngãi để hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng.
Giải dù lượn năm nay quy tụ 61 vận động viên đến từ 6 đơn vi gồm: Hội Dù lượn Hà Nội, Câu lạc bộ Dù lượn Hà Nội, Câu lạc bộ Dù lượn Sơn Trà - Đà Nẵng, Câu lạc bộ Dù lượn Sài Gòn Paraliding, Câu lạc bộ Dù lượn Đà Nẵng, Câu lạc bộ Dù lượn Vietwings Hà Nội. Điểm bay xuất phát tại núi Thới Lới, điểm hạ cánh cạnh đường băng Sân bay.
61 vận động viên thi đấu 3 nội dung giải cá nhân nam, giải cá nhân nữ và giải động đội với mỗi đội 7 vận động viên. Các vận động viên sẽ bắt đầu bay dù tại đỉnh núi Thới Lới (đảo Lý Sơn) và điểm đáp xuống cánh đồng tỏi với diện tích 500m2.
Tại đảo Lý Sơn, các vận động viên được bay giữa vùng biển đảo xanh tươi, địa hình độc đáo, được ngắm những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo và nhìn ra phía biển màu nước xanh ngát, với những tàu cá ngư dân đang neo đậu, đánh bắt.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi cho biết, giải dù lượn năm nay là dịp để nâng cao tinh thần thể dục thể thao, góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển đảo quê hương. Giải còn là dịp để quảng bá hình ảnh, thúc đẩy du lịch huyện đảo Lý Sơn. Ngoài ra, giải cũng là dịp để các vận động viên, phi công dù lượn kiểm tra, đánh giá trình độ và kỹ năng của các vận động viên dù lượn Việt Nam, chuẩn bị tham gia thi đấu các giải dù lượn trong khu vực và thế giới. Dịp này, ban tổ chức đã trao 10 suất quà cho 10 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện đảo Lý Sơn.
![]() |
Ảnh: Báo Lao động |
![]() |
Ảnh: Báo Lao động |
![]() |
Ảnh: Báo SGGP |
![]() |
Ảnh: Báo SGGP |
![]() |
Ảnh: Báo SGGP |


Đáng chú ý
Ngành công nghiệp điện ảnh Nga đầu tư vào thị trường Việt Nam

Bài viết mới
Các nhà khoa học làm sáng tỏ cấu trúc dòng hải lưu Biển Đông

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho ngư dân ven biển

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.