Phủ xanh đất trống, giúp người dân thoát nghèo, giữ vững biên cương
Tiếp sức cho phụ nữ vùng biên giới đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai phối hợp triển khai đã giúp nhiều phụ nữ vùng biên giới đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu. |
"Tủ thuốc biên cương": chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng sâu, vùng xa Mô hình “Tủ thuốc biên cương” đã được xây dựng từ nhiều năm nay tại các tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây thực sự là cơ sở y tế tuyến đầu, đem lại những lợi ích thiết thực cho bà con khu vực biên giới; nhất là trong giai đoạn dịch Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các tủ thuốc tại chỗ đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa. |
Giúp bà con phát triển kinh tế
Khu vực biên giới của tỉnh Lai Châu là vùng kinh tế khó khăn. Người dân nơi đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nghèo, trình độ dân trí không đồng đều, chủ yếu chỉ canh tác nông nghiệp tại các vùng rừng núi quanh bản. Do dịch COVID-19 nên cửa khẩu đóng biên, hàng hoá, nông sản không tiêu thụ được, nhiều lao động không có việc làm, đời sống bà con ngày càng khó khăn. Đói nghèo chính là yếu tố kéo theo nhiều vấn nạn gây mất trật tự an toàn xã hội như gia tăng trộm cắp, buôn lậu… ảnh hưởng an ninh biên giới quốc gia. Vì vậy việc thích ứng, phát triển kinh tế trong điều kiện, hoàn cảnh mới là rất cần thiết.
Theo TTXVN, xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ là địa phương bùng phát dịch đúng thời vụ cấy. Huyện đã có phương án tổ chức cho các F1 đang được cách ly tiến hành vụ cấy. Những vùng chuẩn bị trồng chè, trồng quế, được lên lịch khoa học để tránh tập trung đông người mà vẫn đảm bảo người dân được phát đầy đủ cây giống, phân bón, tổ chức trồng và chăm sóc cây.
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở trên các tuyến biên giới nhằm vừa quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19.Ảnh: Báo Nhân dân |
Tại xã Huổi Luông, nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với thời điểm hiện tại như chuyển đổi từ cây ngắn ngày như chuối, sắn sang cây dài ngày như quế, chè, cây ăn quả, macca... Bí thư Đảng ủy xã Huổi Luông Lê Văn Dung cho biết, chủ trương của xã là tuyên truyền, hỗ trợ khiến người dân không hoang mang trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, yên tâm lao động sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, giữ vững các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.
Các đồn Biên phòng đóng trên địa bàn biên giới chú trọng giúp đỡ bà con phát triển kinh tế. Cán bộ, chiến sĩ thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giúp bà con bằng ngày công lao động; hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn, làm đất trồng cây…Các đồn cử cán bộ chiến sĩ hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng bệnh trên cây trồng, vật nuôi; khuyến cáo các hộ chăn nuôi dọn vệ sinh chuồng trại hàng ngày.
Thiếu tá Phạm Tuân, Chính trị viên Đồn Biên phòng Huổi Luông cho biết, cán bộ chiến sĩ của đồn đã hướng dẫn người dân chuyển đổi hiệu quả mô hình trồng chuối, sắn, nghệ đen, ngô lai, lợn sinh sản, bò giống cho hiệu quả kinh tế cao.
Phủ xanh đất trống
Hơn 20 năm đứng chân và làm nhiệm vụ trên khu vực phía đông của tỉnh Quảng Ninh, cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 327 (Quân khu 3) đã góp sức không nhỏ trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giúp người dân yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống.
Nằm sát đường biên giới, 17 hộ dân người dân tộc Dao của khu dân cư Trình Tường (xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) vẫn được xem là những "cột mốc sống" nơi phên giậu của Tổ quốc. Trước khi có khu dân cư này, dọc chiều dài hơn 38km đường biên giới vắng bóng người dân sinh sống. Đến năm 2003, có 10 hộ dân đầu tiên được bố trí định cư tại Trình Tường. Từ đó, với sự hỗ trợ, giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Lâm trường 156 thuộc Đoàn KT-QP 327, người dân từng bước ổn định cuộc sống, tiếp tục mở rộng, phát triển khu dân cư Trình Tường.
Cán bộ Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 327 (Quân khu 3) hướng dẫn người dân chăm sóc vườn mận. Ảnh: Báo QĐND |
Trước đây, các hộ dân ở Trình Tường chủ yếu canh tác trồng lúa nước. Do nguồn nước gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Vì vậy, việc lo kế sinh nhai để nâng cao thu nhập và giữ dân ở lại với vùng biên cương trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đoàn KT-QP 327.
Nhận thấy cây mận phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở khu vực này, cán bộ, chỉ huy Lâm trường 156 đã động viên người dân thử nghiệm cây trồng mới. Lâm trường đã hỗ trợ người dân cây giống, chuyển giao kỹ thuật trồng trọt và cùng với người dân chăm sóc để cây mận sinh trưởng tốt". Qua hơn một năm đưa cây mận đến với các hộ dân ở Trình Tường, cây đã cho lứa quả bói đầu tiên và hứa hẹn sẽ sớm được thu hoạch.
Với mong muốn người dân sẽ làm giàu trên vùng đất biên cương, Lâm trường 156 đang xây dựng đề án giúp khu dân cư Trình Tường đẩy mạnh phát triển sản xuất, trong đó có việc đầu tư hạ tầng, thủy lợi, mở rộng đàn gia súc, gia cầm, bảo tồn giống gà địa phương. Để hiện thực hóa đề án này, Lâm trường 156 phối hợp cùng chính quyền địa phương huy động nguồn lực từ các chương trình hỗ trợ, cùng với đó là sự chung tay, đồng tâm hiệp lực của người dân, hướng đến xây dựng bản làng ngày càng khang trang hơn.
Bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho các gia đình nghèo tại Thừa Thiên Huế và Lạng Sơn Sáng 27/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp chính quyền địa phương tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm biên cương” cho gia đình phụ nữ nghèo tại xã Đông Sơn, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. |
Người đưa đất ra Trường Sa trồng rau xanh Lên rừng lấy đất màu, rồi vào các trang trại chăn nuôi xin phân trâu, bò về phơi khô, trộn lại, đóng bao gửi lên tàu đưa ra Trường Sa kèm theo hạt giống. Ý tưởng của Thiếu tướng Hoàng Kiền, khi ấy là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83, đã giúp phủ xanh các đảo ở Trường Sa, đồng thời giúp chiến sĩ trên đảo có rau xanh cải thiện bữa ăn. |