Hậu trường bản tin 'Thời sự 19h' những ngày dịch Covid-19 qua tiết lộ của BTV Hoài Anh
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân hạn chế đi lại, vệ sinh sạch sẽ. Nhiều cơ quan cho nhân viên được ở nhà làm việc online.
Tuy nhiên, với những người làm việc tại truyền hình thì bắt buộc họ phải đến đài vào những ngày lên sóng của mình. Trong đó, bản tin "Thời sự 19h" không thể dừng sóng, ê kíp BTV liên tục phải cập nhật những tin thông tin mới nhất để gửi đến khán giả.
Mới đây, BTV Hoài Anh đã chia sẻ hậu trường những ngày làm việc tại VTV trong khoảng thời gian "cách ly xã hội".
BTV Hoài Anh. |
BTV Hoài Anh bộc bạch: "Những ngày này, chúng tôi bám trụ ở tuyến sau, tận sau cái tivi lun ấy, để giữ sóng VTV, giữ sóng các bản tin mỗi tối, đảm bảo chuyển đến quý khán giả những tin tức, Chỉ thị, những diễn biến... mới nhất và chính xác nhất về dịch bệnh.
Những ngày này, nhiều bộ phận cán bộ viên chức của Ban Thời sự được phân công thành từng kíp, thay nhau ở lại cơ quan, làm xuyên suốt nhiều ngày trước khi đổi kíp khác. Các anh chị được phát chăn mền, nệm gối để ngủ lại, vừa đảm bảo cách ly, vừa đảm bảo phát sóng. Cũng xa nhà, xa người thân, trải nệm nằm dưới sàn, ngắm trần nhà và đếm xem đèn có bao nhiêu bóng!
Những phương án nếu Đài phải phong toả, người dẫn cách ly... cũng đã được lên kịch bản cặn kẽ. Dù thế nào, sóng vẫn sẽ được đảm bảo, nhạc hiệu Thời sự vẫn sẽ vang lên, và chúng tôi vẫn sẽ cười tươi trên sóng. Có những tình yêu không lỗi hẹn bao giờ".
Dòng chia sẻ của BTV Hoài Anh nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả. Công chúng gửi lời cảm ơn đến toàn bộ BTV của nhà đài như: "Cùng với lực lượng như y tế, quân đội, công an, thì lực lượng bên "thông tin-truyền thông" cũng quan trọng không kém. Việc người dân nắm bắt được thông tin dịch bệnh, rồi cách phòng tránh cũng trở nên hiệu quả hơn gấp bội cũng nhờ "báo-đài". Một số tài khoản khác còn động viên Hoài Anh và khen: "Công việc vất vả thế mà chị Hoài Anh vẫn xinh",...
Hình ảnh hậu trường được BTV Hoài Anh đăng tải. |
Trước đó, BTV Hoài Anh đã có một bài viết khá dài để mọi người hiểu rõ hơn về Chỉ thị 16 trong quá trình phòng chống dịch Covid-19:
"Hôm nay là ngày thứ 3 cả nước ta cùng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhìn chung người dân đều thực hiện nghiêm túc, đường phố vắng vẻ trật tự, hàng quán đóng cửa theo quy định. Mình cũng xin chia sẻ rõ hơn một số thông tin để chúng ta hiểu đúng về Chỉ thị này, tiếp tục cùng nhau hoàn thành thắng lợi chặng đường 12 ngày còn lại nhé.
Đây là Chỉ thị về các giải pháp giãn cách xã hội (Social Distancing), mới là dự lệnh, khuyến cáo, chưa phải lệnh cấm. Việc này cũng không đồng nghĩa với phong tỏa đất nước. Giãn cách toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 trên phạm vi toàn quốc cụ thể sẽ được hiểu như sau:
1. Người dân có được ra khỏi nhà không? Người dân vẫn được ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, đi làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, và các trường hợp khẩn cấp khác.
2. Khi ra ngoài phải thực hiện khoảng cách như thế nào? Phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp.
3. Số người tập trung tối đa là bao nhiêu? Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
4. Người dân có được di chuyển giữa các địa bàn không? Vẫn được di chuyển giữa các địa bàn, nhưng cần hạn chế. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác; dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
5. Người dân có phương tiện nào để di chuyển? Hiện đã cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng.
6. Nhân viên nhà nước làm việc thế nào? Các cơ quan Nhà nước cho cán bộ làm việc tại nhà, thật sự cần thiết mới đến công sở như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu; tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.
7. Có được đi thăm người nhà tại các bệnh viện không? Dừng thăm bệnh nhân tại các bệnh viện; yêu cầu kê khai y tế bắt buộc với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân.
8. Các hoạt động mua bán có bình thường không? Các cửa hàng thực phẩm, chợ, siêu thị, tạp hóa, hiệu thuốc, xăng dầu, ngân hàng vẫn mở cửa phục vụ bình thường”- BTV Hoài Anh trích dẫn".
Cô nhấn mạnh thêm: "Mọi người đừng quá hoang mang lo lắng nhưng cũng không chủ quan! Chúng ta hãy là những công dân hiểu biết và chấp hành đúng pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ".
Danh ca người Mỹ qua đời ở tuổi 73 vì mắc Covid-19 Thêm một tài năng âm nhạc nữa vừa ra đi vĩnh viễn vì dịch bệnh Covid-19. Đó chính là danh ca nhạc dân gian người ... |
Bộ Y tế: Không cố truy tìm F0 đã mất dấu, tập trung dập dịch COVID-19 Đối với những trường hợp ca bệnh đã mất dấu F0, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng việc quan trọng nhất ... |
Britney Spears đổi lời "Baby One More Time", ủng hộ việc cách ly phòng Covid-19 Công chúa nhạc Pop Britney Spears đã sửa một phần lời bài hát trong ca khúc "Baby One More Time" để phù hợp với tình ... |