Bộ Y tế: Không cố truy tìm F0 đã mất dấu, tập trung dập dịch COVID-19
COVID-19: Bằng mọi cách “còn nước, còn tát” cứu sống phi công Anh nguy kịch |
Dịch COVID-19 gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô thế giới |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. |
Đến sáng 8/4, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 bệnh nhân mới, trong đó đáng chú ý là bệnh nhân 251 hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm COVID-19.
Trước đó, bệnh nhân 237 (quốc tịch Thụy Điển) và bệnh nhân 243 (trú tại Mê Linh, Hà Nội) hiện chưa xác định được nguồn lây đã có lịch trình đi lại phức tạp, đến nhiều nơi. Bộ Y tế đã hai lần ra thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm hai bệnh nhân này từng đến để theo dõi và cách ly y tế.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân không tìm được nguồn lây, ngày 6/4, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở y tế phải phân luồng, phân tuyến và coi tất cả những người đến khám đều là nghi nhiễm.
Đặc biệt với những nhân viên y tế làm việc tại các khu vực nhạy cảm như phòng khám, khoa hô hấp phải được xét nghiệm thường xuyên để phát hiện kịp thời, không được để lây từ nhân viên y tế sang bệnh nhân.
Các cơ quan chức năng ngoài việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà” cần phải lưu ý những người nước ngoài sang Việt Nam và cộng đồng người nước ngoài tại nước ta.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các chuyên gia cho rằng, vấn đề quan trọng hiện nay là nhanh chóng khoanh vùng, xử lý dịch, cách ly tất cả những người tiếp xúc gần với người mắc, những khu vực nào có ca mắc đều được coi là có ổ dịch.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 khẳng định việc cách ly xã hội như hiện nay vẫn là biện pháp rất quan trọng để ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng.
Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chủ động theo chiến lược chủ động ngăn chặn, phát hiện sớm, cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để.
Ngoài ra, với các trường hợp bệnh nhân không thể tìm được nguồn lây nhiễm (F0), Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng việc xác định F0 là quan trọng nhưng quan trọng và cấp thiết nhất là phải khoanh vùng và dập dịch nhanh.
“Đến thời điểm này, chúng ta phải xác định khi phát hiện ra một ca nhiễm thì không cố truy tìm người này lây từ đâu, từ ai mà phải xác định đây chính là một ổ dịch, người mắc này chính là F0”, Thứ trưởng nói.
Theo ông, người này có hai khả năng: lây nhiễm từ người này ra cộng đồng và lây nhiễm từ cộng đồng vào. Do những người mắc mà không có triệu chứng có thể lây cho người này.
“Chúng ta phải khoanh rất nhanh tất cả những người có tiếp xúc gần với những người này để thực hiện việc xét nghiệm và đây chính là xét nghiệm F1”, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Liên quan đến bệnh nhân 243, chiều 7/4, Chủ tịch huyện Mê Linh ký quyết định phong tỏa toàn bộ thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh có 2.700 hộ với trên 11.500 người để tiến hành dập dịch COVID-19.
Ông Phạm Quang Thắng, Chủ tịch UBND xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục (Hà Nam) cho biết hiện đã dựng hàng rào, cách ly phong tỏa nơi bệnh nhân 251 cư trú (thôn Ngô Khê 3, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục).
COVID-19: Bằng mọi cách “còn nước, còn tát” cứu sống phi công Anh nguy kịch Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và Tiểu ban điều trị huy động tất cả trang thiết bị hiện đại, các ... |
COVID-19: Bệnh nhân 251 mất dấu F0, có bệnh nền phức tạp Sở Y tế tỉnh Hà Nam cho biết hiện vẫn chưa các định được nguồn lây nhiễm COVID-19 của bệnh nhân 251 tại địa phương ... |
Những ngày không quên tập 3: Thư trốn cách ly COVID-19 bị bố mắng té tát Dương vô tình phát hiện ra Quốc đưa một người phụ nữ lạ đi khám thai. Bị ăn vạ vô lý giữa đường, Dương liền ... |