'Hành động sớm giúp Việt Nam chống dịch Covid-19 thành công'
Phòng Covid-19: Colombia áp dụng 'nữ đi ngày chẵn, nam đi ngày lẻ' |
Trung Quốc khẳng định không che giấu dịch, Hàn Quốc lo ngại ca tái dương tính |
Hành động sớm
(Ảnh minh hoạ: VnExpress) |
Khi phải đối mặt với dịch Covid-19, Việt Nam đã hành động sớm và chủ động xử lý mối đe dọa. Thời điểm Vũ Hán, Trung Quốc phát hiện 27 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới vào tháng 12/2019, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành các hướng dẫn phòng ngừa dịch bệnh, đồng thời giám sát chặt chẽ các khu vực biên giới và từng bước ngăn chặn lây nhiễm trong nước.
Ngày 11/1, Trung Quốc chính thức xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong do nhiễm bệnh, Việt Nam nhanh chóng siết chặt kiểm soát y tế bằng cách đo nhiệt độ ở tất cả các cửa khẩu và sân bay. Bất kỳ ai có triệu chứng như ho, sốt, đau ngực, khó thở... đều được cách ly để xét nghiệm. Những người tiếp xúc gần với họ đều được theo dõi.
Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch, Việt Nam đã đóng cửa trường học, yêu cầu đeo khẩu trang, hủy một số chuyến bay và hạn chế nhập cảnh với phần lớn người nước ngoài. Chính phủ cũng yêu cầu dân chúng khai báo y tế trực tuyến và thường xuyên cập nhật thông tin trên toàn quốc.
Xét nghiệm hiệu quả
Người nhiễm bệnh, các trường hợp F1 (tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh) và F2 (tiếp xúc F1) đều được cách ly để theo dõi và xét nghiệm những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Trong 1 tháng, Việt Nam đã phát triển được một bộ xét nghiệm hiệu quả, nhanh và có giá vừa phải. Sản phẩm được phát triển nhanh chóng sau các cuộc tham vấn khẩn cấp của đông đảo các nhà khoa học phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ. Bộ xét nghiệm này được nhiều nước rất quan tâm.
Cách ly chọn lọc
Việt Nam là nước đầu tiên sau Trung Quốc phong tỏa một khu dân cư lớn. Ngày 13/2, sau khi xác định được các ca nhiễm trở về từ Vũ Hán, Việt Nam tiến hành cách ly 21 ngày đối với một làng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, phía bắc Hà Nội.
Tất cả những ai đến Việt Nam đều được yêu cầu phải cách ly, với những trường hợp sau 8/3 thì phải qua kiểm tra y tế.
Minh bạch
Chiến lược đối phó dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam nhận được sự tin tưởng cao độ của người dân. Cổng thông tin trực tuyến của Bộ Y tế Việt Nam liên tục công bố các ca nhiễm mới, với các chi tiết về địa điểm, cách thức nhiễm bệnh và hành động được thực hiện. Thông tin được báo đài và các phương tiện truyền thông xã hội đăng tải rộng khắp.
Ngoài ra, một ứng dụng đã được thiết lập riêng trong đợt dịch, cho phép người sử dụng khai báo thông tin y tế và đi lại, nắm được các "điểm nóng" có ca nhiễm mới và nhận thông tin cập nhật về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Huy động xã hội
Việt Nam đã huy động sinh viên y khoa, các y bác sĩ về hưu tham gia chống Covid-19. Một chiến dịch gây quỹ để mua các thiết bị y tế và đồ bảo hộ cho y bác sĩ, công an và bộ đội tiếp xúc gần với bệnh nhân và cho những người bị cách ly được phát động từ ngày 19/3 và đạt kết quả tốt.
Đoàn kết
Khi đối mặt với dịch Covid-19, Việt Nam đã tặng hàng trăm nghìn khẩu trang cho các nước châu Âu, tặng quần áo bảo hộ, thiết bị xét nghiệm, khẩu trang y tế cho Lào, Campuchia, Indonesia cùng nhiều quốc gia khác. Điều này cho thấy tinh thần đoàn kết nhân đạo của Việt Nam.
Bài viết có ý kiến đánh giá của Giáo sư kinh tế Anis Chowdhury, một quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc ở New York và Bangkok, và Giáo sư Jomo Kwame Sundaram ở Malaysia, cựu trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
100.000 người dự đám tang tại Bangladesh, Singapore trở thành tâm dịch Covid-19 ở Đông Nam Á Tại Bangladesh, 100.000 người dự đám tang giữa Covid-19. Trong khi đó, với số ca nhiễm Covid-19 tăng 70 lần trong 2 tuần, Singapore trở thành ... |
Tin tức trong ngày 20/4 mới nhất: Bí thư, chủ tịch phường ở Quảng Ninh đến nhà xin lỗi người bán rau Tin tức trong ngày 20/4 mới nhất có những tin đáng chú ý như sau: Bí thư, chủ tịch phường ở Quảng Ninh đến nhà xin ... |
WHO: 3 lý do vì sao Việt Nam đạt được thành công trong kiểm soát dịch Covid-19 Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã phân tích 3 lý do vì sao Việt Nam đạt được ... |