Phòng Covid-19: Colombia áp dụng 'nữ đi ngày chẵn, nam đi ngày lẻ'
Tin tức trong ngày 17/4 mới nhất: Xe khách được đi qua các tỉnh có nguy cơ thấp từ hôm nay |
Mỹ cắt ngân sách tài trợ, Tổng Giám đốc WHO kêu gọi thế giới đoàn kết |
Colombia hiện ghi nhận khoảng 3.000 ca nhiễm Covid-19, hầu hết tập trung ở thủ đô Bogotá.
Ngày 15/4, Bogotá bắt đầu áp dụng phương pháp cách ly theo giới tính nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19. Theo đó, vào ngày lẻ, đàn ông sẽ được ra khỏi nhà để mua nhu yếu phẩm. Vào những ngày chẵn, phụ nữ sẽ được ra ngoài.
Bất cứ ai vi phạm sẽ phải nộp phạt 240 USD (hơn 5,6 triệu VND), tương đương mức lương tối thiểu hàng tháng ở Colombia. Trong 2 ngày đầu tiên áp dụng, cảnh sát xử phạt 104 phụ nữ và 610 đàn ông bất tuân lệnh. Những người vi phạm phải đóng một nửa số tiền phạt trong vòng 5 ngày hoặc đối mặt với nguy cơ hầu tòa.
(Ảnh minh hoạ: REUTERS/Leonardo Munoz) |
Về trường hợp của những người chuyển giới, Thị trưởng Bogotá, Claudia López cho biết, những người này có thể theo giới tính mà họ chọn. Bà López cho rằng, phương pháp này cách dễ nhất để phân chia dân số.
Biện pháp "cách ly giới tính" mà Bogotá đang áp dụng gợi nhớ tới chính sách biển số chẵn lẻ mà thành phố này từng sử dụng để giảm tắc đường và ô nhiễm môi trường.
Những người làm việc trong các ngành công nghiệp quan trọng như dịch vụ thực phẩm, chăm sóc sức khỏe được coi là ngoại lệ. Ngoài ra, còn có một số miễn trừ khác cho các trường hợp đặc biệt.
Tuy nhiên, điều này gây nên ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của những người không có công việc chính thức.
Bất chấp lệnh cấm, vào tất cả các ngày trong tuần, bà Yesica Benavides vẫn đều đặn đứng trên vỉa hè của một con phố, cố gắng bán chút kẹo để có đồng mưu sinh qua ngày. Bà không sử dụng bất cứ món đồ bảo hộ nào nhưng đeo khẩu trang cho cậu con trai 3 tuổi. Bà cho biết mình phải ra ngoài mỗi ngày, nếu không, gia đình bà sẽ "không có cái mà ăn".
Tuy nhiên, không ít người ủng hộ quyết định của chính quyền, cho rằng đây là lựa chọn cần thiết ở thời điểm hiện tại. "Càng ít người ra đường càng tốt", "Chúng ta cần phải quyết liệt hơn với các biện pháp này, bởi vì nhiều người vẫn đang ra đường"... là một số ý kiến của người dân nước này. Một số người khác cũng cảm thấy hài lòng khi thấy lượng người đi lại trên phố đã giảm và khuyến khích chính quyền thực thi lệnh cách ly nghiêm ngặt hơn.
Một số quốc gia ở Mỹ Latinh cũng từng áp dụng phương pháp này như Panama - quốc gia đầu tiên quyết định phân người ra đường theo giới tính. Tuy nhiên, Tổ chức theo dõi nhân quyền chỉ trích gay gắt cảnh sát nước này về trường hợp một phụ nữ chuyển giới bị bắt giữ, sau khi rời khỏi nhà vào ngày phụ nữ được phép ra ngoài. Hoặc Peru cũng đã phải huỷ bỏ phương pháp này sau khi bị chỉ trích về phân biệt đối xử với người chuyển giới.
Trung Quốc khẳng định không che giấu dịch, Hàn Quốc lo ngại ca tái dương tính Trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định ở nước này chưa từng che giấu tình trạng dịch Covid-19, các chuyên ... |
Covid-19: Anh ghi nhận gần 13.000 ca tử vong, ca nhiễm ở Italy thấp nhất trong hơn 30 ngày Anh ghi nhận thêm 761 người chết vì virus corona chủng mới, nâng tổng số ca tử vong lên 12.868. Trong khi đó, Italy ghi nhận thêm 2.667 ... |
Dịch Covid-19: Trung Quốc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vaccine trên người Trung Quốc vừa phê duyệt cho phép thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người 2 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm, nâng ... |