Hàng loạt thách thức chờ đợi Ấn Độ trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20
Đại sứ quán Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Praha Đại diện các nước ASEAN gửi lời chúc mừng tới Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc trọng trách Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Praha 6 tháng đầu năm 2022. |
Chủ tịch nước gửi điện mừng Tổng thống Ấn Độ nhậm chức Nhân dịp bà Droupadi Murmu tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 15 của Ấn Độ, ngày 25/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng. |
Theo đó, việc Ấn Độ giữ chức Chủ tịch G20 với chủ đề “Một trái đất, một gia đình, một tương lai” cũng như logo và trang web www.g20.in đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố vào ngày 8-11.
Trong lễ ra mắt, Thủ tướng Ấn Độ Modi nhấn mạnh rằng, hình hoa sen trong logo tượng trưng cho hi vọng vượt qua hoàn cảnh và 7 cánh hoa của nó tượng trưng cho 7 lục địa trên thế giới. Biểu tượng này sẽ thể hiện sự hài hòa đồng thời tôn trọng sự đa dạng. Người đứng đầu Ấn Độ cũng cho biết ông hiểu rõ khát vọng phát triển của Khu vực Nam bán cầu và luôn tìm cách tiến tới một thế giới cũng như một tương lai thực sự.
Ảnh minh họa (Nguồn: Shutter) |
Ông cũng nhấn mạnh rằng thành tựu của Ấn Độ trong nhiều lĩnh vực sẽ giúp ích cho các nước khác trên thế giới, ví dụ như cách Ấn Độ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phát triển, hòa nhập, xóa bỏ tham nhũng, tăng khả năng kinh doanh dễ dàng và dễ sống. Tất cả đều là mô hình và khuôn mẫu cho các nước đang phát triển.
G20 là một diễn đàn liên chính phủ của 19 nền kinh tế phát triển và đang phát triển lớn trên thế giới và Liên minh châu Âu. G20 chiếm 85% GDP toàn cầu, 75% thương mại quốc tế và 2/3 dân số thế giới, trở thành diễn đàn hàng đầu về hợp tác kinh tế quốc tế. G20 hiện bao gồm Đường lối tài chính với 8 nhóm công việc, Hội nghị Sherpa với 12 nhóm công việc và 10 nhóm thảo luận thuộc các khu vực tư nhân/ xã hội dân sự/các cơ quan độc lập.
Trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Ấn Độ, nước này cùng với Indonesia và Brazil sẽ là ba quốc gia chủ chốt. Đây sẽ là lần đầu tiên ba quốc gia chủ chốt là ba nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi, được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều tiếng nói lớn hơn cho họ.
Ngoại trưởng Ấn Độ S.Jaishankar phát biểu tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 77. (Nguồn: UN news) |
Các lĩnh vực G20 quan tâm sẽ xoay quanh tăng trưởng bao trùm, công bằng và bền vững; LiFE (Phong cách sống Vì Môi trường); trao quyền cho phụ nữ; phát triển cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số và hỗ trợ công nghệ trong các lĩnh vực từ y tế, nông nghiệp và giáo dục đến thương mại, lập bản đồ kỹ năng, văn hóa và du lịch; tài trợ khí hậu; kinh tế tuần hoàn; an ninh lương thực toàn cầu; An ninh năng lượng; hydro xanh; giảm nhẹ rủi ro thiên tai và khả năng chống chịu; hợp tác phát triển; đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế và cải cách đa phương.
Trước đó, vào hồi tháng 4 năm nay, Tạp chí Eurasia Review đã đưa ra nhận định rằng, Ấn Độ đảm trách nhiệm kỳ Chủ tịch G20 trong thời kỳ đầy khó khăn với những rạn nứt chính trị và chia rẽ trong khối này. Trong đó, thách thức lớn nhất mà Ấn Độ phải đối mặt chính là giải quyết mối quan hệ của chính nước này với cuộc chiến Nga – Ukraine, nhất là khi Mỹ và Australia kêu gọi loại Nga khỏi Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali (Indonesia) vào tháng 11 này.
Khi Ấn Độ đảm nhận vị trí Chủ tịch G20 lần đầu tiên vào năm tới, các chương trình nghị sự của New Delhi trong cơ quan này được cho là phải tập trung vào các cải cách đối với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc thực thi Hiệp định Khí hậu Paris. Thêm vào đó, khi lên nắm quyền lãnh đạo G20 vào tháng 12 này, chắc chắn Ấn Độ sẽ phải tập trung vào việc phục hồi sau Covid-19, vì đại dịch đã làm tê liệt các nền kinh tế châu Á.
Tuy nhiên, cuộc chiến của Nga nhắm vào Ukraine có khả năng làm sai lệch một số chương trình nghị sự này. Các biện pháp trừng phạt và lên án rộng rãi đã khiến các cuộc đối thoại trong bối cảnh các nước G20 lạc khỏi chủ đề phục hồi đại dịch và tập trung vào những lo ngại ngắn hạn về vị thế của Nga trong nhóm G20.
Trong khi đó, mối quan hệ về mặt lịch sử và an ninh của Ấn Độ với Nga và quan hệ đối tác đang phát triển với Liên minh châu Âu (EU) hiện nay dường như đang có xung đột trực tiếp. Một số nước EU và G20 (như Pháp), đã thúc giục Ấn Độ có vai trò chủ động hơn và lên án hành động của Nga ở Ukraine. Khi xung đột khu vực làm gia tăng lo về một trật tự thế giới đang bị xói mòn, Ấn Độ sẽ buộc phải nêu lập trường rõ ràng của mình với Nga cũng như chỉ đạo một chương trình nghị sự của G20 nhằm thúc đẩy sự phục hồi kinh tế chung của nhóm.
Chủ tịch nước gửi điện mừng Tổng thống Ấn Độ nhậm chức Nhân dịp bà Droupadi Murmu tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 15 của Ấn Độ, ngày 25/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng. |
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma đến chào từ biệt Chiều 20/9, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Đặc mênh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ Pranay Verma đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. |