Hàn Quốc có thể tái chế 98% rác thải thực phẩm
Ngày Trái đất 2024: Chống rác thải nhựa, bảo vệ hành tinh Với chủ đề “Hành tinh chống lại nhựa”, Ngày Trái đất (22/4/2024) tập trung vào mối đe dọa mà nhựa gây ra cho môi trường. Qua đó, đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng nhựa vào năm 2040. |
Chiến lược loại bỏ triệt để rác thải nhựa của Canada Đối mặt với làn sóng rác thải nhựa ngày càng gia tăng, chính phủ Canada đang theo đuổi kế hoạch yêu cầu các siêu thị cắt giảm việc sử dụng bao bì đóng gói. Đây là một biện pháp có thể tạo ra những thay đổi lớn trong thói quen mua sắm. |
Những chiếc xe chuyên dụng thu gom rác thải thực phẩm đang hoạt động hiệu quả ở Hàn Quôc |
Mỗi sáng sớm, bắt đầu từ lúc 5 giờ mỗi ngày, hàng chục chiếc xe tải chuyên dụng vận chuyển hơn 400 tấn rác thải thực phẩm thu gom từ các nhà hàng, khách sạn và hộ gia đình trên khắp thành phố Daejeon (Hàn Quốc).
Điểm đến là một "đại bản doanh” có diện tích bằng hai sân bóng đá, để từ đây, người ta sẽ biến những thứ tưởng như vứt đi này trở thành “nguồn năng lượng xanh” cung cấp điện sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ gia đình.
Trung tâm Năng lượng sinh học Daejeon (DBC) là một trong khoảng 300 cơ sở tại Hàn Quốc được cấp phép tái chế khoảng 15.000 tấn rác thải thực phẩm hàng ngày thành phân bón, thức ăn cho gia súc, hoặc sản xuất thành khí sinh học - một loại năng lượng tái tạo phục phụ cuộc sống của thị dân.
“Đơn vị của chúng tôi đủ năng lực để xử lý một nửa lượng rác thải thực phẩm mà thành phố Daejeon với 1.5 triệu dân thải ra mỗi ngày”, ông Jeong Goo-hwang – Giám đốc điều hành Trung tâm DBC nói với hãng tin The Washington Post hôm 09/8.
Theo đó, nếu không có sự can thiệp của những cơ sở tái chế như thế này thì phần lớn phế phẩm sinh hoạt sẽ được chôn xuống đất, là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất và tạo ra khí mêtan - một loại khí nhà kính nguy hiểm hơn nhiều so với carbon dioxide.
Nhân sự thuộc Trung Năng lượng sinh học Daejeon (DBC) đang giám sát hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt |
Mất 2 thập kỷ để thay đổi nhận thức của người dân
Cách đây 20 năm, Hàn Quốc đã từng vứt bỏ toàn bộ lượng rác thải thực phẩm bằng cách chôn thẳng xuống đất. Thế nhưng hiện nay, “98% lượng rác thải thực phẩm được biến thành thức ăn chăn nuôi, phân hữu cơ và năng lượng sạch”, theo báo cáo của Bộ Môi trường Hàn Quốc.
Để làm được điều kỳ diệu này, chính quyền đã có chính sách bắt buộc tất cả cư dân tự phân loại rác thực phẩm ngay tại nguồn, cũng như áp dụng mức phạt cao nếu phát hiện những trường hợp không tuân thủ.
Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới thiết lập được hệ thống quản lý rác thải thực phẩm trên phạm vi toàn quốc.
Tại Mỹ, 60% rác thải thực phẩm được đưa ra bãi chôn lấp, chỉ có 5% được ủ thành phân hữu cơ, và 15% được chuyển thành năng lượng sạch.
Rác thải thực phẩm được cho là nguyên nhân gây ra ít nhất 8% lượng khí thải toàn cầu, “là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng mà con người đã và đang gây nên”, Giáo sư Jonathan Foley, Giám đốc điều hành Project Drawdown, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên đánh giá các giải pháp môi trường toàn cầu, cho biết.
Theo tính toán của Liên hợp quốc, trung bình một người có thể tạo ra khoảng 130kg thức ăn thừa mỗi năm, theo thống kê của Liên hợp quốc. Và Hàn Quốc là một trong những quốc gia thải ra một lượng lớn rác thải thực phẩm, bên cạnh Mỹ và Malaysia.
Lãng phí thực phẩm là một trong những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt |
Tái chế rác thải thực phẩm - Một phần tất yếu của cuộc sống
Cách đây hơn 20 năm, ngay khi mới bắt đầu áp dụng chính sách phân loại và thu gom rác thải tại nguồn, trong đó có rác thải thực phẩm, Hàn Quốc đã vấp phải sự phản đối từ công chúng "chỉ vì họ phải đóng phí dịch vụ thu gom cũng như chịu mức phạt cao nếu vi phạm”, một quan chức thuộc Bộ Môi trường Hàn Quốc cho biết.
Thế nhưng hiện nay, 50 triệu người dân xứ sở kim chi xem việc tái chế rác thải thực phẩm “là một phần tất yếu của cuộc sống hàng ngày”.
Nhiều tòa chung cư cao tầng ở thủ đô đô Seoul được trang bị thùng rác điện tử có chức năng nhận biết và phân loại rác thải thực phẩm. Cư dân thành phố theo dõi lượng chất thải sinh hoạt hàng tháng thông qua ứng dụng kỹ thuật số, từ đó tính được mức phí phải đóng hàng tháng tùy theo lượng rác thải thực tế của mình.
Hoặc họ vẫn có thể mua những chiếc túi hữu cơ với giá tượng trưng: chỉ 10 cent (khoản hai nghìn đồng) để chứa rác thải thực phẩm và vứt vào thùng rác ven đường.
Những ai vi phạm mà bị phát hiện thì sẽ phải chịu một mức phạt “đủ để cảm thấy chóng mặt”, một cư dân địa phương cho biết.
Phân loại rác thải tại nguồn là một thói quen của người dân Hàn Quốc. |