Chiến lược loại bỏ triệt để rác thải nhựa của Canada
Khuyến khích du khách không mang rác thải nhựa ra huyện đảo Cô Tô Để đảm bảo môi trường gắn với phát triển du lịch xanh và bền vững, UBND huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) đề nghị các công ty lữ hành, các hãng tàu vận tải, chủ các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch quan tâm thông tin, khuyến nghị tất cả du khách không mang túi nylon ra đảo Cô Tô (Quảng Ninh). |
Ngày môi trường thế giới: Hướng đến giảm rác thải nhựa sản trong sản xuất nông nghiệp Chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc lựa chọn là “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trong đó tập trung thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Tại Việt Nam giảm ô nhiễm rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp đang được các địa phương chú trọng. |
Nhà chức trách Canada yêu cầu các chuỗi siêu thị lớn trong nước chuẩn bị triển khai kế hoạch giảm rác thải nhựa từ cuối năm 2023. Theo đó, chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích hay chuỗi kho chứa hàng có doanh thu hơn 4 tỷ CAD (gần 3 tỷ USD) mỗi năm sẽ phải đề ra chiến lược cắt giảm rác thải nhựa. Kế hoạch tạm thời chưa áp dụng đối với các cửa hàng nhỏ lẻ. Theo tài liệu tham vấn của chính phủ này, mục tiêu của Canada là thúc đẩy các chuỗi siêu thị như Loblaws, Walmart và Costco trở nên xanh hơn.
Mục tiêu của chính phủ là 75% sản phẩm được phân phối và bán với số lượng lớn hoặc trong bao bì không chứa nhựa vào năm 2026. Đến năm 2028, 100% bao bì nhựa thực phẩm cơ bản sẽ phải có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy.
Nhiều cửa hàng phụ thuộc vào khay xốp, bọc nhựa và nhãn nhiệt để đóng gói các mặt hàng
|
Bộ Môi trường và Biến đổi khí hậu Canada ước tính, mỗi năm người dân nước này thải 4,4 triệu tấn rác nhựa và chỉ có khoảng 9% trong số này được tái chế. Bao bì gói thực phẩm hiện chiếm khoảng 1/3 số bao bì đóng gói bằng nhựa được sử dụng tại Canada.
Karen Wirsig - Giám đốc chương trình nhựa cấp cao của Bộ Phòng vệ Môi trường - cho biết, tổ chức này gần đây đã ủy quyền kiểm tra các chuỗi cửa hàng tạp hóa và phát hiện nhiều mặt hàng trước đây đựng trong lọ hoặc bao bì giấy giờ được bọc trong nhựa.
Chính phủ đang tìm cách phát triển một kế hoạch có tên là Thông báo Kế hoạch Phòng ngừa Ô nhiễm (gọi tắt là thông báo P-2) với mục tiêu giảm hơn nữa chất thải nhựa sử dụng một lần. Bao bì thực phẩm bằng nhựa dùng một lần là mục tiêu mới nhất trong danh sách của Canada nhằm đưa đất nước này tiến gần hơn đến mục tiêu không còn rác thải nhựa.
Nhà chức trách Canada đã công bố lệnh cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, theo đó cấm bán túi nhựa đựng hàng, bộ dụng cụ phục vụ ăn uống bằng nhựa, ống hút nhựa từ ngày 20/12 tới.
Kế hoạch cắt giảm sử dụng bao bì nhựa cũng có thể nhắm đến nhiều loại bao bì nhựa dùng một lần trong các cửa hàng: Gói gia vị, gói thức ăn trẻ em, bao đựng thức ăn cho vật nuôi bằng nhựa, túi sữa và màng bọc rau và thịt.
Các siêu thị đang được yêu cầu cắt giảm rác thải nhựa
|
Một số chuỗi cửa hàng tạp hóa lớn đã bắt đầu loại bỏ các dạng bao bì nhựa này bằng cách chọn các loại thay thế như lọ thủy tinh, có thể trả lại, làm sạch và đổ đầy lại.
Hiện người tiêu dùng Canada đã có thói quen chuẩn bị sẵn túi đựng khi đi mua hàng ở siêu thị nhằm góp phần giảm bớt rác thải nhựa từ túi ni lông đựng hàng sử dụng một lần.
Hội đồng Bán lẻ Canada cho biết, họ cam kết giảm lượng rác thải nhựa xuống mức 0 bằng cách loại bỏ bao bì có vấn đề, sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn và thực hiện sáng kiến do ngành dẫn đầu nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa.
Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao về rác thải nhựa tại Paris Ngày 27/5, Hội nghị cấp cao về giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đã diễn ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ở thủ đô Paris. |
Vai trò của phụ nữ trong quản lý rác thải nhựa ở cấp hộ gia đình và cộng đồng Đây là nội dung hội thảo “Bình đẳng giới và phát triển toàn diện trong quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam” do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Canada và UNDP Việt Nam - Chương trình Đối tác Hành động Quốc gia về Nhựa tại Việt Nam (NPAP Việt Nam) tổ chức vào ngày 29/8 tại Hà Nội. |