Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ đạt 5,34% vì dịch COVID-19
Dịch COVID-19 khiến kinh tế Mỹ "bốc hơi" hơn 17 tỷ USD mỗi ngày |
Dịch COVID-19 khiến chỉ số PMI ngành sản xuất thấp kỷ lục |
Sáng nay (6/4), UBND TP. Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến công tác quý I/2020 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, tăng trưởng kinh tế của TP. Hà Nội trong quý I/2020 vẫn được duy trì, song hầu hết các chỉ tiêu đạt thấp hơn so với cùng kỳ.Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 tăng 3,72% (cùng kỳ tăng 6,95%); Khách du lịch giảm mạnh; tổng lượng khách du lịch giảm 47,2%.
Toàn cảnh cuộc họp sáng 6/4 (Ảnh: ANTĐ) |
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 63,04 nghìn tỷ đồng, tăng 5,2% (cùng kỳ tăng 10,5%); vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng 2% (cùng kỳ tăng 2,61%), tổng dư nợ tăng 1,8% (cùng kỳ tăng 2,59%). Thu hút đầu tư nước ngoài đạt 927,4 triệu USD; đầu tư trong nước 7,14 nghìn tỷ đồng (08 dự án mới và tăng vốn).
Có 6.350 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 103 nghìn tỷ đồng, tăng 1% về số lượng và tăng 98% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.Tuy vậy, đến hết tháng 3, có 15.000 doanh nghiệp dừng hoạt động; hơn 150.000 hộ kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt.
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đều đạt thấp so với cùng kỳ, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Chỉ số giá có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ, nhất là nhóm thực phẩm…
Căn cứ kịch bản tăng trưởng của cả nước, tình hình và kết quả của các ngành, lĩnh vực trong quý I/2020, Hà Nội đã xác định 3 kịch bản điều hành để giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh COVID-19.
COVID-19 khiến nhiều hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng - Ảnh H.C |
Kịch bản 1: Dịch bệnh sớm được kiểm soát, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV có sự bứt tốc, tăng trưởng cả năm đạt 7,5%, hoàn thành kế hoạch đề ra.
Kịch bản 2: Dịch bệnh được kiểm soát vào quý III nhưng tăng trưởng tiếp tục bị ảnh hưởng, không thể bứt tốc, cả năm đạt 6,42%, không đạt kế hoạch đề ra.
Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến hết năm, tăng trưởng cả năm 2020 đạt 5,34%, không đạt kế hoạch đề ra (cả nước dự báo tăng trưởng khoảng từ 4 đến 5%). Đây cũng là kịch bản xấu nhất được xét đến.
Trên cơ sở các kịch bản giả định này, UBND TP. Hà Nội sẽ ban hành "Kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh COVID-19".
Chính quyền TP sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban, ngành, và UBND quận, huyện, thị xã để tập trung thực hiện với tinh thần khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 5 năm 2016-2020; nhất là xây dựng các phương án thu, chi ngân sách, đảm bảo tính khả thi và đáp ứng chi thường xuyên và an sinh xã hội trong giai đoạn dịch bệnh.
Vì dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á bị giảm mạnh Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định rằng dịch COVID-19 sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ ... |
Vì dịch COVID-19, 25 triệu người trên toàn cầu có thể mất việc Theo đánh giá mới nhất của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), dịch COVID-19 có thể gây ra khủng hoảng kinh tế và lao ... |
Vì dịch COVID-19, kinh tế thế giới có thể thiệt hại hơn 1.000 tỷ USD Theo phân tích của Oxford Economics, nếu dịch COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu, nền kinh tế thế giới có thể thiệt hại 1,1 ... |