Hà Nội kiến nghị nới lỏng giãn cách xã hội
Địa phương thứ 2 cho học sinh đến trường sau cách ly xã hội |
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo tuân thủ cách ly xã hội đến 22/4 |
Tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sáng 20/4, Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ đã có những chia sẻ về việc phòng, chống dịch Covid-19. Bí thư Hà Nội cho rằng thành phố là một địa bàn trọng điểm có rủi ro cao (nguy cơ xâm nhập từ bên ngoài, lây nhiễm từ bên trong với các ổ dịch phức tạp như Trúc Bạch, Bạch Mai, Mê Linh). Tuy nhiên, thành phố đã thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng dịch, đến nay cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, không để lây lan.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. (Ảnh: Võ Lâm/ ZIng) |
Tới đây, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cân nhắc trên bộ tiêu chí Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia để đánh giá, xếp loại mức độ rủi ro Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác để có thể nới lỏng một phần nào đó giãn cách xã hội, đảm bảo vừa phòng chống dịch nhưng cũng vừa có điều kiện khôi phục sản xuất ở mức độ nhất định.
"Hà Nội hứa với Thủ tướng sẽ quyết tâm làm tốt việc này", ông Huệ nói.
Về phát triển kinh tế - xã hội, ông Huệ cho biết thành phố đang cố gắng “nạp năng lượng” để phục hồi sau khi dịch kết thúc, phấn đấu tăng trưởng đạt cao gấp 1,3 lần so với cả nước tùy theo từng kịch bản mà thành phố xây dựng.
Về đầu tư công, Bí thư Hà Nội thông tin dự kiến tháng 9/2020, thành phố sẽ khánh thành đường trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long.
Ông Huệ cho biết trong lĩnh vực đầu tư tư nhân và đầu tư theo hình thức (PPP) cũng như phát triển doanh nghiệp, Hà Nội đã có đối thoại với DN. Tới đây, thành phố sẽ có chương trình hành động, giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, thành lập “tổ đặc nhiệm” để đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy đầu tư công đối.
Sau cuộc làm việc này, ông Vương Đình Huệ cho biết Hà Nội sẽ đánh giá để có một chương trình tái thiết kinh tế trong trường hợp khủng hoảng, góp phần vào việc phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kế hoạch 5 năm của thành phố và góp phần vào thành công chung của cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo TP Hà Nội. (Ảnh: Quang Hiếu/VGP) |
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Hà Nội đã nỗ lực, làm tốt công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian qua. Theo ông, tăng trưởng kinh tế quý của thành phố duy trì tăng dưới 4% là một cố gắng và có một số điểm sáng.
Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý thành phố nâng cao cảnh giác trong phòng chống Covid-19, không thể chủ quan. Do ảnh hưởng của dịch, các chỉ tiêu của Hà Nội đều thấp hơn so với cùng kỳ, tạo áp lực lớn trong việc hoàn thành kế hoạch năm 2020.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cả nước, đặc biệt Hà Nội, phải khẩn trương xây dựng các kịch bản phát triển trong điều kiện khác nhau khi nền kinh tế đang có nhiều thay đổi, để không rơi vào tình thế bị động.
Ghi nhận cam kết của lãnh đạo TP Hà Nội là Thủ đô sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng cho kinh tế đất nước trong năm 2020, Thủ tướng đề nghị Hà Nội giải quyết 10 tồn tại mà lãnh đạo Thành phố đã nêu, trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh vào một số tồn tại kéo dài.
Trước hết, cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa ở Đồng Tâm, củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới.
Tiếp đó là vấn đề dự án 8B Lê Trực cần bảo đảm quy hoạch chi tiết, an toàn công trình, bảo đảm quyền lợi đúng mức cho nhà đầu tư, phải làm ngay phương án cụ thể vì công trình này kéo dài gần 10 năm mà chưa xử lý xong.
Đối với công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng yêu cầu phải tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án, sau đó khấu trừ. Bộ GTVT bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6/2020. Tồn tại nữa cần khẩn trương xử lý dứt điểm là vấn đề mương Phan Kế Bính.
Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh Hà Nội thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tiên trong mục tiêu kép là tiếp tục phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, tính mạng, cuộc sống của người dân. Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, tự mãn.
Hà Nội cần tiếp tục làm tốt việc bảo đảm cung ứng hàng hóa, tổ chức tốt các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, triển khai nhanh, kịp thời các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội, các đối tượng bị ảnh hưởng.
Lưu ý việc bảo đảm nước sạch cho người dân với giá phù hợp, Thủ tướng cho biết đã yêu cầu Chủ tịch các tỉnh có văn bản giảm giá nước để hỗ trợ người dân, giống như ngành viễn thông đã hỗ trợ giảm giá với tổng số tiền 15.000 tỷ đồng, ngành điện là 12.000 tỷ đồng.
Về các kiến nghị cụ thể của Hà Nội, Thủ tướng đã cho ý kiến chỉ đạo giải quyết với tinh thần các bộ cùng Hà Nội tháo gỡ, tạo điều kiện cho Hà Nội, có điều gì vướng mắc vượt thẩm quyền thì Thủ tướng, Chính phủ sẵn sàng tháo gỡ.
Nhiều tỉnh thành đồng loạt điều chỉnh lệnh cách ly xã hội "giai đoạn 2" Sau chỉ đạo của Chính phủ, ngay trong 15/4 và hôm nay, nhiều tỉnh thành trong cả nước đồng loạt ra thông báo điều chỉnh ... |
Cách ly xã hội: Lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát ... |
Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh, thành cách ly xã hội đến 22/4 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội ở một số địa phương, trong đó ... |