Nhiều tỉnh thành đồng loạt điều chỉnh lệnh cách ly xã hội "giai đoạn 2"
Đề xuất giải pháp thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15/4 |
Đề xuất kéo dài thời gian cách ly thêm ít nhất 1 tuần, không dừng lại ở ngày 15/4 |
Nhiều địa phương tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. (Ảnh: Thanh Niên) |
Ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về việc phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phù hợp tương ứng, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ra công văn thông báo biện pháp "cách ly xã hội" cụ thể áp dụng tại địa phương mình.
Cụ thể, tối 15/4, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tiếp tục thực hiện các biện pháp về phòng chống dịch bệnh COVID-19 theo chỉ đạo của UBND thành phố đến hết ngày 22/4/2020.
Cho phép người trước khi về Hải Phòng mà không phải từ 12 địa phương: Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa, Lào Cai , Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh được vào thành phố và không phải cách ly y tế tập trung, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đi.
Cho phép người Hải Phòng ra khỏi thành phố và đi đến các địa phương không phải 12 địa phương nêu trên khi quay trở lại thành phố không phải cách ly y tế tập trung, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi đến.
Cho phép 50% số đầu xe của từng hãng taxi hoạt động trong phạm vi địa bàn thành phố; số người trên xe chỉ được dưới 50% số ghế.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị bố trí tối đa 50% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến cơ quan làm việc, phần còn lại làm việc tại nhà.
Triển khai tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của công dân đối với các trường hợp không thể thực hiện qua giao dịch điện tử.
Tại TP.Đà Nẵng, trong công văn được ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký ngày 16/4 nêu rõ, thành phố tiếp tục triển khai Chỉ thị 16 của Thủ tướng về phòng chống dịch Covid-19.
Theo đó, Đà Nẵng tiếp tục dừng hoạt động các tuyến vận tải hành khách cố định có tuyến đi và đến các bến xe khách trên địa bàn TP. Xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe điện thí điểm trên địa bàn TP.Đà Nẵng cũng tiếp tục dừng hoạt động.
Đà Nẵng cũng dừng toàn bộ hoạt động xe buýt nội thành và các tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Đà Nẵng – Quảng Nam, Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế và ngược lại. TP cũng cho dừng các hoạt động kinh doanh vận tải khách thủy nội địa trên địa bàn. Trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất.
Ngoài ra, Đà Nẵng tiếp tục dừng hoạt động tổ kiểm tra tải trọng xe để bổ sung lực lượng thanh tra giao thông tăng cường tham gia kiểm soát phòng chống dịch và kiểm tra xử lý trật tự vận tải.
Thời gian thực hiện các nội dung nêu trên kể từ 0 giờ ngày 16/4 đến khi có thông báo mới.
Sáng 16/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19 tỉnh Nghệ An tổ chức cuộc làm việc bàn về việc tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch trong giai đoạn cao điểm.
Tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An thống nhất cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh bắt đầu đi làm bình thường từ ngày 17/4/2020, nhưng phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại công sở; riêng lực lượng vũ trang thực hiện theo đúng chỉ đạo của ngành dọc.
Sáng 16/4, theo tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, các lĩnh vực tiếp tục tạm dừng hoạt động đến hết ngày 22/4 là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lĩnh vực vui chơi giải trí tập trung đông người; các lễ hội, phố đi bộ; các cơ sở lưu trú; di tích, bảo tàng, công viên, thắng cảnh, địa điểm tham quan; taxi và giao thông công cộng nội tỉnh; tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, cắm trại, tắm biển tại các địa điểm công cộng.
Riêng các nhà hàng ăn uống không được phục vụ tại chỗ nhưng được phép hoạt động bán hàng online, đặt hàng qua mạng, điện thoại và giao hàng tận nhà. Các chủ cơ sở chịu trách nhiệm quản lý các người giao hàng tận nhà (shipper) về tình trạng dịch tễ và vệ sinh y tế.
Huế cũng vận động, khuyến khích tổ chức ma chay, cưới hỏi, lễ tiệc theo nghi lễ truyền thống tại nhà, không tập trung đông người.
Tối 15/4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Công điện khẩn về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết ngày 30/4/2020.
Thanh Hóa nằm trong nhóm tỉnh có nguy cơ vừa. Ngoài những biện pháp cách ly xã hội như Thủ tướng chỉ đạo, tỉnh này quyết định học sinh các cấp tiếp tục nghỉ học đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4; Cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước đi làm bình thường từ ngày 16/4/2020 nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại công sở.
Ngày 16/4, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa ký công văn hỏa tốc, chỉ đạo các cấp chính quyền và người dân tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến ngày 22/4.
Theo đó, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các địa phương phải quán triệt sâu sắc và nêu cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh.
Tiếp tục tạm dừng hội họp, tập trung trên 20 người, dừng toàn bộ các nghi lễ tôn giáo. Tiếp tục đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như: Massage, phòng tập thể hình, phòng tập yoga, vũ trường, cơ sở du lịch, tham quan, tụ điểm vui chơi, giải trí, chiếu phim, quán bia, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, làm đẹp, thẩm mỹ, vật lý trị liệu trên toàn tỉnh.
Ngoài ra, cấm tụ tập trên 10 người, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện. Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người và người. Tại các điểm công cộng, phân xưởng, nhà máy sản xuất hoạt động phải bảo đảm khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.
Cũng trong ngày hôm nay, UBND tỉnh Bắc Giang có công văn hỏa tốc quyết định tạm dừng hoạt động kinh doanh các dịch vụ: Karaoke, massage, trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, ca nhạc phòng trà; Tiếp tục tạm dừng vận tải hành khách liên tỉnh và xe hợp đồng. Các phương tiện vận tải hành khách nội tỉnh được phép hoạt động trở lại nhưng không chở quá 50% số người theo quy định và không quá 20 người/xe khách, xe buýt...
Hạn chế việc di chuyển của người dân đến 12 tỉnh, TP thuộc nhóm nguy cơ cao. Người đang sinh sống ở Bắc Giang không đi đến các vùng có dịch, đặc biệt là Hà Nội.'
Ngày 16/4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương ký văn bản gửi các ban ngành đoàn thể tỉnh, chủ tịch UBND các huyện thị, thành phố tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Tập trung ngăn chặn nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài; Yêu cầu mọi người dân tiếp tục ở nhà, chỉ ra đường khi rất cần thiết; Các địa điểm du lịch, tham quan, tôn giáo… tiếp tục không đón khách. Tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ tiếp tục ngưng phục vụ. Thời gian thực hiện đến 22/4.
Cách ly xã hội: Lãnh đạo các địa phương sẽ quyết định đóng cửa các cơ sở kinh doanh không cần thiết Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố sẽ quyết định cụ thể cơ sở kinh doanh dịch vụ cần đóng cửa; chịu trách nhiệm giám sát ... |
Danh sách tỉnh thành thuộc nhóm "nguy cơ cao" có thể sẽ kéo dài thời gian cách ly xã hội Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh thành khác thuộc nhóm "nguy cơ cao" được đề xuất tiếp tục thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội ... |
Hà Nội đề xuất kéo dài cách ly xã hội đến 30/4 Trước diễn biến dịch Covid-19 có biểu hiện phức tạp hơn, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ... |