Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh, thành cách ly xã hội đến 22/4
Người Việt ở Kansas, Mỹ may khẩu trang 14 tiếng/1 ngày để làm tình nguyện chống Covid-19 |
Các phương pháp vệ sinh và khử trùng ô tô đúng cách trong mùa dịch COVID-19 |
Chiều 15/4, tại cuộc họp giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống Covid-19 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý kiến nghị kéo dài thời gian cách ly xã hội ở một số địa phương.
Thủ tướng đồng ý chia các tỉnh, thành thành ba nhóm: nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
Theo đó, nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: TP.HCM, Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Ninh Bình, Quảng Ninh, Đà Nẵng , Bình Thuận, Khánh Hòa, Tây Ninh, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, cách ly xã hội đến ngày 22/4.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu) |
15 tỉnh thành thuộc nhóm nguy cơ là: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp. Đối với nhóm này, Thủ tướng yêu cầu thực hiện Chỉ thị 15 kết hợp Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4, tùy thuộc tình hình dịch bệnh.
36 địa phương còn lại được đánh giá nguy cơ thấp, song Thủ tướng cho rằng vẫn có khả năng lây nhiễm nên giao lãnh đạo các tỉnh thành quyết định việc giãn cách xã hội, nghiêm túc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch.
"Chúng ta chưa thể trở lại cuộc sống bình thường như trước đây, mà phải có bước đi thận trọng", ông Phúc nói và yêu cầu bộ ngành hạn chế các chuyến bay nội địa từ nay đến ngày 30/4, ngừng cấp visa cho người nước ngoài kể cả đường bộ, hàng không, biển. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp 63 tỉnh thành thực hiện ngay gói an sinh xã hội với tinh thần "cứu đói như cứu hoả".
Thủ tướng cũng đồng ý theo việc Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 về phân loại nhóm các địa phương theo các tiêu chí như có đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp tập trung...
Trước đó, tại cuộc họp sáng 15/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã bàn thảo và thống nhất kiến nghị Thủ tướng về việc tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nhằm phòng ngừa dịch bệnh.
Trên cơ sở phân tích tình hình dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và trên thế giới, Ban Chỉ đạo đánh giá nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát.
Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh trên thế giới sẽ còn kéo dài. Ở trong nước, diễn biến dịch bệnh và điều kiện giữa các địa phương cũng khác nhau. Do đó chúng ta không thể "đánh xong một trận rồi về đi cày" mà phải "vững tay cày, chắc tay súng".
Vì vậy cần phải tiếp tục thực hiện tốt "hai mũi giáp công" là vừa chống dịch, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch bệnh.
Theo đó, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Tuy nhiên, sẽ phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh các địa phương thành 3 nhóm (nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp), dựa trên các tiêu chí đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Thống nhất kiến nghị Thủ tướng kéo dài thời gian cách ly xã hội Đối với những tỉnh, thành phố nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly ... |
Hà Nội đề xuất kéo dài cách ly xã hội đến 30/4 Trước diễn biến dịch Covid-19 có biểu hiện phức tạp hơn, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ... |
Đề xuất giải pháp thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15/4 Các biện pháp cần tiếp tục áp dụng trên quy mô cả nước bao gồm: Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi ... |