Trang chủ Bờ cõi biển đảo Miền đất - Con người
20:21 | 24/07/2023 GMT+7

Gương sáng người uy tín nơi biên giới Cốc Mỳ

aa
Phát huy vai trò người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, ông Phàn A Cắng, 71 tuổi, dân tộc Dao ở thôn Ná Lùng, xã biên giới Cốc Mỳ, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã nỗ lực, miệt mài cống hiến. Bằng kinh nghiệm, ông Cắng đã sáng suốt lựa chọn, tạo nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài ở cơ sở. Ông đã gương mẫu, đi đầu, phát huy “cầu nối” ý Đảng, lòng dân đồng thuận; tuyên truyền, vận động đồng bào Dao đoàn kết thi đua yêu nước, chung sức xây dựng nông thôn mới khởi sắc nơi vùng cao biên giới Bát Xát.
Vùng biên hòa bình, hữu nghị và phát triển: Nghĩa tình nơi biên giới
Trung Quốc sẵn sàng bình thường hóa hoạt động đi lại xuyên biên giới

Những ngày tháng 7 này, có dịp lên thôn Ná Lùng, xã biên giới Cốc Mỳ của huyện Bát Xát thực sự phấn khởi trước đổi thay đang diễn ra, diện mạo nông thôn khởi sắc rõ nét, nhiều ngôi nhà mới được xây kiên cố, khang trang, mọc lên san sát hình thành bản làng tập trung, khung cảnh thanh bình, đường làng khang trang, sạch đẹp...

Đưa chúng tôi thăm thực tế, anh Lý A Cường trưởng thôn Ná Lùng cho biết: Ná Lùng có 98% người đồng bào dân tộc Dao tuyển sinh sống, cả thôn có 108 hộ với gần 400 nhân khẩu. Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, các ngành giúp đồng bào dân tộc Dao trong thôn đoàn kết vượt khó, vươn lên xây dựng cuộc sống mới và thực sự phấn khởi, tự hào khi cuối năm 2019, được công nhận là thôn nông thôn mới và trong thành công này có đóng góp không nhỏ của những già làng, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Dao, tiêu biểu là ông Phàn A Cắng.anh tin baiMột góc thôn Ná Lùng, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.

Tới nhà ông Cắng, vừa thăm hỏi, vừa trò chuyện, ông Cắng hồ hởi bảo: Cán bộ nhìn kìa, bản làng chúng mình giờ đã đẹp hơn rồi đấy, cuộc sống của bà con người Dao tuyển ở đây đã khá hơn rất nhiều. Nhiều gia đình xây được nhà to, đẹp, đường đi thì được đổ bê tông hết rồi, trẻ em được đến trường học, người ốm thì đi bệnh viện để bác sỹ chăm sóc... mọi thứ đều rất tốt đẹp, tất cả là nhờ Đảng - Bác Hồ, Nhà nước đã quan tâm giúp chúng tôi vươn lên đấy!.

Theo dòng hồi ức, ông Cắng kể lại, trước đây, cuộc sống của người Dao ở Ná Lùng này cũng khó khăn lắm! chỉ biết trồng cây lúa, cây ngô, nuôn con gà, con lợn... cuộc sống rất vất vả, đi làm quần quật cả năm cũng chỉ đủ ngày hai bữa, những lúc giáp hạt vẫn phải ăn ngô, ăn sắn thay cơm, trẻ con thường tự chơi với nhau ở nhà vì bố mẹ chúng bận đi làm, nên việc học của bọn trẻ bị sao nhãng. Cũng vì nghèo, đói nên không ít người đã bỏ đi nơi khác làm thuê để kiếm sống.

Vốn từng phục vụ trong quân ngũ, lại từng là trưởng thôn Ná Lùng, ông Cắng luôn đau đáu việc đa số thanh niên trẻ trong thôn không muốn ở lại quê mà đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Ông lo cứ đi làm thuê hết thì ruộng, đồi bỏ hoang, cha mẹ già, con nhỏ ở nhà không ai chăm sóc, rồi đến một ngày tụi nó chẳng còn muốn quay về nữa...

Với suy nghĩ đó, ông Cắng đã đặt quyết tâm phải tìm ra giải pháp để giữ chân đội thanh niên trẻ ở quê lập nghiệp. Cũng vì muốn lớp trẻ và bà con trong thôn tin thì trước tiên mình phải làm mẫu, phải có hiệu quả để người khác nhìn thấy rồi họ mới làm theo. Bắt đầu với việc cấy lúa, ông đã chủ động đưa giống lúa mới có năng suất chất lượng cao vào gieo, trồng thay cho giống lúa cũ của địa phương, đất đồi thì trồng cây ăn quả, trồng chuối mô thay dần cho cây sắn, chọn nuôi giống lợn đen, gà đen bản địa... từng bước, tường bước, qua mỗi năm thu nhập lại cao hơn một phần, cuộc sống dần ổn định, ông dựng vợ, gả chồng cho các con, tạo nền móng để các con trụ lại trên quê hương mình. Đến nay, đù đã ngoài 70 tuổi nhưng trên diện tích đất đồi nhà ông Cắng vẫn được phủ xanh bằng cây quế, cây ngô, chưa khi nào đôi tay ông ngừng lao động, ông bảo khi chân còn khỏe thì vẫn leo đồi, trồng được cây quế, nương khoai vừa bán có thêm thu nhập, vừa để người dân thấy mà học theo, cùng thoát nghèo, đấy mới thực sự là điều ông mong muốn.

Anh Lý A Cường trưởng thôn Ná Lùng thẳng thắn chia sẻ với chúng tôi, ngày trước khi vừa bước vào tuổi trưởng thành, anh cũng muốn đi nơi khác để tìm kiếm cơ hội việc làm, song được ông Cắng động viên nên đã ở lại tham gia công tác tại địa phương và có điều kiện phấn đấu, rèn luyện, cống hiến cho quê hương.

Từ năm 2012, anh Cường được bầu là trưởng thôn Ná Lùng, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, anh đã từng bước làm quen với công việc, một điều quan trọng để anh Cường được lòng dân chúng đó chính là sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của ông Phàn A Cắng, người đã từng có 15 năm liên tục (1983 – 1997) gắn bó với cương vị trưởng thôn. Việc gì thấy khó, chưa tìm ra cách giải quyết thỏa đáng anh đều tham khảo ý kiến của ông, nhất là những việc liên quan đến hiến đất làm đường, hòa giải những mâu thuẫn, hiểu lầm của người dân...

Qua mỗi lần như vậy anh Cường lại học được từ ông bản lĩnh vững vàng, không dao động trước khó khăn, bình tĩnh, suy xét mọi vấn đề trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều mặt, tự đặt mình vào vị trí của người dân để thấu hiểu, chia sẻ và cũng để nói với đồng bào quyền và lợi ích của họ thì không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với cả cộng đồng. Anh Cường cho hay: Nhờ có ông Cắng giúp sức, cùng tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mà kinh tế của các hộ dân ở đây đang ngày một đi lên, nhiều hộ đã học theo ông để trồng quế, trồng khoai sọ, năm ngoái có nhiều hộ đã thu được trên 150 triệu đồng. Tính đến nay, bình quân thu nhập của người dân trong thôn đạt mức trên 24 triệu đồng/người/năm và là một trong những thôn có mức thu nhập khá của xã Cốc Mỳ.

anh tin baiỞ tuổi 71, ông Cắng vẫn luôn mệt mài lao động.

Vai trò của ông Cắng càng được khẳng định khi năm 2018, thôn Ná Lùng được chọn để xây dựng thôn nông thôn mới, ông Cắng cùng với các Đảng viên khác trong chi bộ, mỗi người tự nhận trách nhiệm thực hiện một phần công việc của thôn.

Cùng với trưởng thôn và các đoàn thể, ông đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, gặp từng người” để vận động bà con trong thôn chủ động thực hiện những phần việc thuộc về nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân như: Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thì phải tự chỉnh trang nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm, trồng cây xanh tạo cảnh quan; thi đua phát triển kinh tế thoát nghèo và vươn lên làm giàu; đóng góp ngày công lao động, của cải, vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi tại địa bàn cư trú.

Nhờ sự nhiệt tình, trách nhiệm, phân tích, chỉ rõ việc xây dựng nông thôn mới với đích đến cuối cùng là để “dân thụ hưởng”, ông Cắng đã được người dân luôn tin tưởng. Cũng nhờ có sự tin tưởng ấy mà khi được đến nhà vận động, ông Lý A Cang, một người dân trong thôn đã đóng góp gần 2 triệu đồng tiền mặt và gần 20 ngày công lao động để làm đường bê tông nội đồng.

Ông Cang cho biết: Lúc đầu tôi cứ nghĩ làm đường to thì chắc là mất nhiều tiền lắm, nhà thì lại không có người làm nhưng khi nghe ông Cắng bảo mọi người phải cùng góp sức, góp tiền, nhà nào nhiều góp nhiều, nhà nào ít góp ít, nhà nào chưa có tiền thì góp ngày công... lúc ấy lại vừa đến vụ thu hoạch chuối, bán được một ít tiền, nên tôi đã ủng hộ để làm đường bê tông và xây nhà văn hóa thôn. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, tinh thần đoàn kết nỗ lực dựng xây, kiến thiết bản làng theo các tiêu chí quy định, năm 2019 thôn Ná Lùng được công nhận đạt thôn nông thôn mới.

Từ đó đến nay, không riêng ông Cang mà tất cả các hộ khác trong thôn đều tham gia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động được trên 260 triệu đồng để xây dựng Nhà văn hóa thôn và làm được trên 400 mét đường bê tông nội đồng. Đường vào thôn đã khang trang, sạch sẽ, nhà nào cũng có ti vi, có xe máy đắt tiền, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt... chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó, trong các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ, ông Phàn A Cắng thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân phải thực hiện nếp sống văn minh, lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, bài trừ các tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, không cưới tảo hôn, không vi phạm chính sách dân số, và đặc biệt phải cho trẻ con đến trường học tập...

Bởi theo ông có đi học thì mới biết, mới hiểu cái gì là đúng, là tốt, là hay, là đẹp, là tích cực để mà thực hiện; cái gì là chưa đúng, là sai, là ảnh hưởng xấu, tiêu cực... để mà tránh. Các con ông đều đã trưởng thành, mỗi người có một cơ ngơi riêng nhưng bản thân ông vẫn giữ lại nếp nhà gỗ mộc mạc đã gắn bó từ thời thơ ấu. Ông bảo: Ngôi nhà này đã gắn bó với tôi mấy chục năm qua, nó vẫn còn tốt lắm, tôi muốn lưu giữ những kỷ niệm và ký ức đẹp của gia đình nên sẽ giữ gìn nó như một phần quan trọng của cuộc đời mình, đây cũng là cách tôi truyền lại nét văn hóa truyền thống của người Dao tuyển cho thế hệ sau.

anh tin baiSống vui vẻ bên người thân, gia đình trong ngôi nhà mộc mạc.

Với những nỗ lực đóng góc công sức, nỗ lực cống hiến vì quê hương, ông Phàn A Cắng vinh dự nhận nhiều giấy khen của xã, của huyện, gần đây nhất ông được Chủ tịch Ủy ban Mặt trân Tổ quốc Viêt Nam tỉnh Lào Cai tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023”.

Đây là phần thưởng xứng đáng, kịp thời động viên ông Cắng tiếp tục dành những năm tháng tuổi già, không ngừng cống hiến công sức, trí tuệ, kinh nghiệm sống và trên hết là tấm gương sáng, là “cầu nối” giữa ý Đảng với lòng dân đồng thuận, chung sức xây dựng thôn Ná Lùng ngày một đổi mới, trở thành điểm sáng của xã biên giới Cốc Mỳ, huyện Bát Xát.

Bãi biển Nha Trang và Vũng Tàu lọt tốp 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới Bãi biển Nha Trang và Vũng Tàu lọt tốp 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới Việt Nam có 2 bãi biển lọt Top 10 bãi biển nổi tiếng nhất thế giới
Theo www.laocai.gov.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Quảng Ninh: 10 ngư dân gặp nạn trên biển được cứu hộ thành công

Trận dông lốc xảy ra đêm 20/4 đến rạng sáng 21/4 trên địa bàn huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) đã khiến gần chục phương tiện bị đánh đắm. 10 ngư dân gặp nạn được cứu hộ thành công.
Độc đáo lễ hội cầu ngư của làng biển Quảng Bình

Độc đáo lễ hội cầu ngư của làng biển Quảng Bình

Lễ hội cầu ngư tại xã Cảnh Dương được tổ chức hằng năm và quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Bình, diễn ra ở làng biển có lịch sử gần 400 năm hình thành và phát triển.
Tặng 50.000 bản đồ Việt Nam trong lễ phát động “Tự hào một dải non sông”

Tặng 50.000 bản đồ Việt Nam trong lễ phát động “Tự hào một dải non sông”

Ngày 24/12, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ phát động cuộc vận động “Tự hào một dải non sông” với điểm cầu trung tâm tại TP Đà Nẵng và 10 điểm cầu cấp trung ương, 52 điểm cầu cấp tỉnh.
Tư lệnh Quân khu 4 thăm và tặng quà người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế

Tư lệnh Quân khu 4 thăm và tặng quà người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế

Chiều 15/10, Đoàn công tác Quân khu 4 đã đến thăm, tặng quà nhiều hộ dân vùng lũ ở Thừa Thiên Huế.

Đọc nhiều

Sôi động trước thềm Đại hội bóng đá tranh cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024

Sôi động trước thềm Đại hội bóng đá tranh cup vô địch toàn quốc người Việt tại Nhật “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024

Ngày 24/11, tại thành phố Saitama, Nhật Bản sẽ diễn ra Vòng chung kết vô địch toàn quốc “FAVIJA CHAMPIONS CUP 2024”. Sự kiện được tổ chức bởi Tổ chức giao lưu quốc tế Việt Nam Nhật Bản – FAVIJA dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Nhật Bản và chính quyền nước sở tại.
Cà Mau phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Cà Mau phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Ngày 4/11, Đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau về công tác quản lý hoạt động, vận động và sử dụng viện trợ PCPNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2023 đến nay.
Dấu ấn Việt trên đồng lúa Campuchia: đổi mới canh tác, nâng cao năng suất

Dấu ấn Việt trên đồng lúa Campuchia: đổi mới canh tác, nâng cao năng suất

Hỗ trợ nông dân Campuchia chuyển đổi mô hình sản xuất lúa từ một vụ lên hai, ba vụ mỗi năm; hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác tiên tiến, giúp tối ưu hóa quy trình trồng trọt, tăng năng suất... Đây là những nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ giúp cải thiện sinh kế cho người nông dân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Campuchia.
Những nhịp cầu kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Những nhịp cầu kết nối tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Ở vùng biên giới Tây Nam, những xóm làng cặp theo đường biên giới tuy không cùng một quốc gia nhưng luôn xem nhau là láng giềng gần gũi, cùng gắn bó mưu sinh. Nhiều nhịp cầu hữu nghị giữa Việt Nam - Campuchia được xây dựng càng thắt chặt thêm tình thân của những xã liền kề hai nước.
Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào

Kết nghĩa bản - bản: nền tảng vun đắp quan hệ bền vững Việt Nam - Lào

Kết nghĩa bản - bản đã và đang tạo cầu nối vững chắc, gắn kết lòng dân nơi biên giới Việt - Lào. Nhờ mô hình này, các bản làng hai bên không chỉ bảo vệ biên cương mà còn cùng nhau phát triển kinh tế và xây dựng quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc.
Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Đắk Lắk: người dân có cơ hội hiểu hơn về chủ quyền 'Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam'

Diễn ra từ ngày 01-3/11 tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), Triển lãm lưu động “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Năng tổ chức với hơn 7.000 người đăng ký đến tham quan, tìm hiểu.
Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU

Các tỉnh thành cao điểm chống khai thác IUU

Các tỉnh, thành trên cả nước đang thực hiện đợt cao điểm chống khai thác IUU để chuẩn bị đón đợt thanh tra lần thứ 5 của EC.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (05/11): Hà Nội - gió đông bắc cấp 3, sáng và đêm trời rét

Thời tiết hôm nay (05/11): Hà Nội - gió đông bắc cấp 3, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 05/11 thủ đô Hà Nội nhiều mây, sáng có lúc có mưa, mưa rào, sau không mưa. Gió đông bắc cấp 3. Sáng và đêm trời rét, ngày trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Thời tiết hôm nay (3/11): Không khí lạnh tăng cường tại miền Bắc

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/11, khu vực Bắc Bộ trời lạnh, có nơi trời rét vào đêm và sáng sớm.
Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Thời tiết hôm nay (1/11): Bắc Bộ trở rét

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 1/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4.
Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cảnh báo có lũ quét, sạt lở.
Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Thời tiết hôm nay (28/10): Hà Nội lạnh về đêm và sáng sớm, miền Trung mưa to

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 27/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…
Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Bão số 6 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Trung mưa to

Chiều 27/10, sau khi đi sâu vào đất liền các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động