GS,TS Nguyễn Xuân Thắng: Cần sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu khoa học
V.D 21/08/2021 11:22 | Bình luận


![]() |
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì buổi làm việc |
Dự buổi làm việc, về phía Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có đồng chí Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng; đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng của Bộ. Cùng tham dự buổi làm việc có các đồng chí trong Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đại diện Bộ Tài chính và một số cơ quan liên quan.
Báo cáo của Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương do GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực nêu rõ: Trong nhiệm kỳ 2016-2021, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Bí thư (khóa XII) và sự quản lý của Bộ KH&CN, Hội đồng Lý luận Trung ương đã chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị” mã số KX.04/16-21, hoàn thành toàn diện về nội dung nghiên cứu, tiến độ thực hiện.
Chương trình KX.04/16-21 được quản lý theo Quy chế tổ chức quản lý Chương trình khoa học ban hành theo Quyết định 1380 ngày 31-5-2016 của Bộ KH&CN với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, xác định trách nhiệm rõ ràng và giao quyền tự chủ cao cho Hội đồng Lý luận Trung ương, gắn với chế độ quản lý nhà nước chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Bộ KH&CN. Đây chính là điều kiện quan trọng bảo đảm cho Hội đồng Lý luận Trung ương và các cơ quan, tổ chức khoa học có thể triển khai tổ chức thực hiện Chương trình KX.04/16-21 thuận lợi, hiệu quả, quy tụ được các tổ chức khoa học và các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín trong cả nước, được nhiều tổ chức khoa học và chuyên gia đánh giá cao.
![]() |
Toàn cảnh buổi làm việc giữa các đơn vị |
Kết quả nghiên cứu của Chương trình đã kịp thời cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn góp phần tích cực có hiệu quả để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành các nghị quyết chuyên đề; đóng góp xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Cương lĩnh năm 2011; Báo cáo tổng kết 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991. Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu của Chương trình đã đóng góp trực tiếp, có hiệu quả vào xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Tại Hội nghị tổng kết công tác của Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá: “Hội đồng đã tổ chức triển khai, quản lý một cách khá chặt chẽ, bài bản, có hiệu quả Chương trình nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2016-2021 (KX.04/16-21). Các sản phẩm nghiên cứu của Chương trình có giá trị lý luận và thực tiễn, được chắt lọc kịp thời báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và góp phần thiết thực vào quá trình xây dựng dự thảo báo cáo một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng”.
Báo cáo từ phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, giai đoạn 2015-2020 và những tháng đầu năm 2021, việc hợp tác giữa Bộ KH&CN với Học viện ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Với sự ủng hộ rất lớn của Bộ về nguồn lực cho công tác nghiên cứu lý luận chính trị, Học viện đã hoàn thành chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia KX.02/16-20 và một số chương trình khoa học trọng điểm khác. Học viện tiếp tục triển khai Đề án cấp bộ trọng điểm về “Tuyển chọn, biên dịch, xuất bản một số tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài”; “Nghiên cứu, tổ chức biên soạn bộ sách phổ thông về tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới đất nước”; triển khai Chương trình khoa học trọng điểm cấp quốc gia KX.02 giai đoạn 2021-2025 về nghiên cứu vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương yêu cầu, để thực hiện thắng lợi mục tiêu gắn với các mốc kỷ niệm quan trọng của đất nước mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu khoa học; hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với Bộ KH&CN để thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ khoa học quan trọng.
![]() |
GS,TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo tại buổi làm việc |
Trong đó, Hội đồng Lý luận Trung ương triển khai thực hiện kịp thời, chất lượng Chương trình trọng điểm Nghiên cứu lý luận chính trị giai đoạn 2021-2025, phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoạch định đường lối của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo cán bộ, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.
![]() |
PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh báo cáo tại buổi làm việc |
Để tạo điều kiện thuận lợi, giúp cho Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ khoa học, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng đề nghị Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cần tiếp tục nhận thức sâu sắc quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển đất nước theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng, không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, hợp tác thường xuyên, chặt chẽ hơn, tập trung quyết liệt vào mục tiêu chất lượng, hiệu quả của các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.



Truyền hình
Đáng chú ý
Kiều bào tại Pháp kỷ niệm Đại lễ Phật đản 2566 tại Trúc Lâm Thiền Viện

Bài viết mới
Nhiều trường đại học đồng loạt dự kiến tăng học phí

Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng được tăng cường

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.