Đề nghị bổ sung quyền tác giả đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca
Chủ tịch Quốc hội đề nghị lập danh mục hồ sơ vụ việc để tránh “đánh trống bỏ dùi” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiến nghị Ban Dân nguyện phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an cùng cơ quan liên quan lập danh mục hồ sơ đề xuất những vụ việc phức tạp kéo dài để theo dõi, đôn đốc giải quyết dứt điểm. |
Hàn Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện Khẳng định Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai chính sách hướng Nam mới, Tổng thống Moon Jae-in mong muốn hai bên sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. |
Quốc kỳ tung bay trong tiếng Tiến quân ca trên Quảng trường Ba Đình. (ảnh báo Nhân Dân) |
Tiếp tục Phiên họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật này.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 102 điều của Luật Sở hữu trí tuệ (tăng 11 điều so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2); có 12 điều sửa đổi, bổ sung về kỹ thuật; bãi bỏ một số quy định tại 05 điều.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến đề cập tới quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị bổ sung Điều 24a về quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca vào Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân không được lạm dụng quyền tác giả, quyền liên quan để ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, pháp luật quy định chặt chẽ về việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca là cần thiết nhằm bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia trong đời sống xã hội, bảo đảm quyền lợi của người dân được thụ hưởng Quốc ca Việt Nam. Tuy nhiên, phương án bổ sung Điều 24a do Cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất, chưa cung cấp đầy đủ luận cứ, thông tin để có cơ sở xem xét, quyết định.
Ông Hoàng Thanh Tùng đặt vấn đề: Pháp luật hiện hành và dự thảo Luật đã có đủ các quy định để điều chỉnh vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca hay chưa? Vụ việc ngắt âm thanh Quốc ca Việt Nam trong thời gian qua là pháp luật hiện hành thiếu quy định để điều chỉnh hay do tổ chức thực hiện?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, "Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca" ngoài việc là tài sản trí tuệ, còn có ý nghĩa là biểu tượng thiêng liêng của quốc gia, dân tộc, vì vậy nếu chỉ điều chỉnh trong Luật này sẽ không bảo đảm tính bao quát, toàn diện và đầy đủ đối với việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. Ông nêu kinh nghiệm quốc tế một số nước, đồng thời đề xuất có luật riêng quy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (ảnh QH) |
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hoan nghênh đề xuất của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo ông, Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca đã được Việt Nam quy định ở mức độ khác nhau, cao nhất là Hiến pháp (quy định nhận dạng, mô tả, định danh...).
Theo lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Pháp luật không phản đối đề xuất mà chỉ đề nghị nghiên cứu thấu đáo và quy định trang trọng bằng một văn bản luật riêng. Vì vậy, ông đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Chính phủ để bàn kỹ thêm. Nếu để luật riêng thì luật nào, bao giờ làm được, trong khi thực tiễn cuộc sống phong phú, cấp bách?
"Liệu có thể nghiên cứu cách thức để vừa có quy định trang trọng đưa ngay vào trong Luật này, trong khi chờ có một văn bản luật riêng hay không", lãnh đạo Quốc hội đặt vấn đề.
Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Chính phủ có ý kiến chính thức về nội dung nêu trên. Cơ quan chủ trì thẩm tra là Ủy ban Pháp luật tiếp tục nghiên cứu trình Thường vụ Quốc hội trước khi báo cáo với Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị lập danh mục hồ sơ vụ việc để tránh “đánh trống bỏ dùi” Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiến nghị Ban Dân nguyện phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an cùng cơ quan liên quan lập danh mục hồ sơ đề xuất những vụ việc phức tạp kéo dài để theo dõi, đôn đốc giải quyết dứt điểm. |
Hàn Quốc muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện Khẳng định Hàn Quốc luôn coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai chính sách hướng Nam mới, Tổng thống Moon Jae-in mong muốn hai bên sớm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện. |
Bộ VH-TT&DL đề xuất miễn thị thực 24 quốc gia khi mở cửa đón du khách quốc tế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), cần miễn thị thực đơn phương đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ như thời điểm trước năm 2020 (trước khi dịch Covid-19 bùng phát); bao gồm miễn thị thực đơn phương đối với 24 quốc gia, vùng lãnh thổ và áp dụng thị thực điện tử cho công dân từ 46 quốc gia nhập cảnh vào Việt Nam... |