Google xây dựng giáo trình bảo vệ trẻ em an toàn trên không gian mạng
Chủ động phòng, chống lợi dụng tự do ngôn luận trên không gian mạng Ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào từng điều kiện và bối cảnh cụ thể mà Nhà nước đưa ra những giới hạn nhất định trong lĩnh vực tự do ngôn luận của công dân. Bên cạnh việc đề cao tự do ngôn luận vì lợi ích chung, các quốc gia đều không cho phép lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc với ý đồ xấu, bất chấp luật pháp, đồng thời xử lý nghiêm khắc hành vi lợi dụng tự do ngôn luận gây tổn hại cho Nhà nước, cộng đồng. Ở nước ta, Điều 25 (Hiến pháp 2013) khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. |
Khai mạc cuộc thi về an toàn và bình đẳng trên không gian mạng Sáng 4/10, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Bền vững (CSDS) và CEDLink chính thức khai mạc cuộc thi "Cyber S -Thế hệ S: An toàn và bình đẳng trên không gian mạng". |
Dự án "Em an toàn hơn cùng Google" vừa chính thức khởi động tại Việt Nam vào ngày 11/10. Đây là một dự án giáo dục, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ số an toàn và tự tin dành cho trẻ từ 7-13 tuổi.
Dự án với giáo trình được thiết kế đặc biệt để hướng dẫn trẻ sử dụng Internet an toàn, cẩn trọng và tránh các hành vi xấu có nguy cơ ảnh hưởng tới trẻ, cũng như dạy trẻ các nguyên tắc cơ bản về an toàn số, quyền công dân số để các em có thể tự tin khám phá thế giới trực tuyến.
Chương trình giảng dạy thông qua trò chơi trực tuyến Interland với hành trình phiêu lưu về an toàn kỹ thuật số. |
Dự án này là một phần của sáng kiến "An toàn hơn cùng Google" tại Việt Nam; đồng thời là chương trình được Google và Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp triển khai.
Được xây dựng khoa học, bài bản bởi Google, chương trình bao gồm giáo trình Be Internet Awesome đa dạng, hoàn toàn miễn phí cung cấp trải nghiệm học tập thú vị, phù hợp với trẻ em xoay quanh 5 chủ đề cơ bản về an toàn kỹ thuật số và quyền công dân số. Chương trình giảng dạy thu hút sự quan tâm của trẻ bằng cách thông qua một trò chơi trực tuyến mang tên Interland với hành trình phiêu lưu về an toàn số.
Bộ giáo trình bao gồm: 5 chủ đề nội dung chính với các minh họa dễ hiểu được trình bày rõ ràng, trực quan và màu sắc sống động phù hợp với sở thích các bé; Hướng dẫn sử dụng Internet thông minh gồm các công cụ và tài nguyên giúp các gia đình tìm hiểu, thảo luận về an toàn trực tuyến và quyền công dân tại nhà; 5 mẹo hữu ích về 5 nguyên tắc cơ bản về an toàn trực tuyến bao gồm thông minh, tỉnh táo, mạnh mẽ, tử tế, can đảm; Mẫu mô hình giấy các nhân vật trò chơi sẵn sàng được tải về dành cho trẻ và phụ huynh cùng khám phá
Bộ giáo trình mang nhiều nội dung hữu ích không chỉ dành cho trẻ em mà còn dành cho các nhà giáo dục và phụ huynh, có thể dễ dàng tải xuống định dạng tài liệu PDF trên website chương trình. Các phụ huynh, giáo viên hay các nhà giáo dục có thể sử dụng giáo trình để tham khảo giảng dạy trên nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau.
Dự án có mục đích nâng cao nhận thức an toàn mạng của trẻ nhỏ từ đó các em có thể khám phá thế giới mạng an toàn và tự tin nhất. |
Ông Nguyễn Đức Tuân, Quyền Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, Cục ATTT cho biết: "Cục ATTT đánh giá rất cao việc ra mắt chương trình. Ở Việt Nam, Google là nền tảng phổ biến được nhiều người sử dụng trong đó có trẻ em, do đó chương trình này góp phần nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, giúp trẻ em sử dụng Internet thông minh, tử tế, mạnh mẽ và can đảm".
"Không chỉ tạo ra các sản phẩm hữu ích và an toàn, chúng tôi mong muốn hỗ trợ người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ nhận thức được các mối nguy hiểm cũng như có được đầy đủ kiến thức và phương tiện để bảo vệ mình trên không gian mạng", bà Trâm Nguyễn, Giám đốc quốc gia, phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia - Google Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.
Theo báo cáo từ DQ Institute, trong năm 2020, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có Chỉ số an toàn trực tuyến dành cho trẻ em thấp nhất thế giới. Khảo sát của Nielsen đối với nhóm đối tượng trẻ em tại 4 quốc gia Đông Nam Á bao gồm Việt Nam cho thấy thanh thiếu niên lên mạng cho việc học và giải trí thường đối mặt với những mối nguy trên mạng như nội dung bạo lực, bắt nạt trên mạng, tin giả hay các mối nguy từ người lạ. Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng ít chia sẻ với phụ huynh khi gặp phải những vấn đề trên mà thường chọn cách im lặng hoặc có hành động tiêu cực vì lo ngại những phản ứng từ phụ huynh. Về phía phụ huynh, khảo sát an toàn trực tuyến các bậc phụ huynh tại Việt Nam thực hiện bởi Qaltrics và Google cho thấy 71% phụ huynh có con nhỏ học các lớp trực tuyến trong thời điểm đại dịch Covid-19 đều có quan ngại về vấn đề an toàn trên mạng nhưng hơn 1/3 số phụ huynh được phỏng vấn chưa bao giờ nói chuyện với trẻ nhỏ về vấn đề an toàn trên mạng. |
Ban hành tài liệu Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà Trong tài liệu Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà trong phòng chống dịch COVID-19 do Bộ LĐTBXH phối hợp UNICEF ban hành đưa ra những kiến thức để phòng ngừa bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em. |
Google, Youtube, Tik Tok tăng cường các biện pháp bảo vệ trẻ em Google và Youtube vừa công bố một loạt thay đổi với các nền tảng của mình. Những thay đổi nhằm bảo vệ hình ảnh trẻ em, giới hạn độ tuổi đối với các nội dung không phù hợp, tăng sự kiểm soát của phụ huynh đối với các hoạt động của con trên các nền tảng mạng. |