Giải pháp quy tụ hơn 5 triệu kiều bào hướng về biển đảo quê hương
Toàn cảnh toạ đàm. Ảnh: VOH |
Buổi toạ đàm được tổ chức nhằm cung cấp những thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ chủ quyền quốc gia và ghi nhận những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Kiều bào đối với biển, đảo của Tổ quốc.
Phát biểu khai mạc, ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM cho biết: buổi tọa đàm nhằm kịp thời thông tin, tuyên truyền đến kiều bào và thân nhân, những người đang làm công tác kiều bào tại Ban Liên lạc kiều bào 24 quận, huyện hiểu rõ về chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới của Việt Nam và đặc biệt là chủ quyền về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Ông Phùng Công Dũng tin tưởng, mỗi người Việt đều có ý thức về bổn phận của mình đối với Tổ quốc và sẽ có những hành động thiết thực nhất để góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. "Sự tham gia đóng góp những ý tưởng, chính kiến tại buổi tọa đàm là nguồn thông tin sâu sắc, tâm huyết gửi đến cộng đồng kiều bào xa Tổ quốc, quê hương và thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương của mỗi người con Việt Nam", ông Phùng Công Dũng nói.
Ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM. Ảnh: TTXVN |
Ông Nguyễn Chí Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công tác tư tưởng Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp những thông tin chính thống về chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông; khẳng định bãi Tư Chính hoàn toàn nằm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta trước sau như một khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định quan điểm kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kiên trì, kiên quyết đấu tranh với mọi hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Tại buổi toạ đàm, ông Trần Thắng, kiều bào Mỹ, Chủ tịch và sáng lập viên Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam (IVCE) đã giới thiệu về bộ sưu tập 150 bản đồ của Anh, Hoa Kỳ, Pháp… và 3 sách Altas cổ về Hoàng Sa và Trung Quốc, hàng hải vùng Đông Nam Á.
Theo ông Thắng, các bản đồ được sưu tập (cổ nhất từ năm 1626) đều cho thấy Trung Quốc không hề có chủ quyền tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Các tập atlas do chính Trung Quốc phát hành vào các năm 1908, 1919 và 1933 đều thể hiện cực nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.
Làm thế nào quy tụ hơn 5 triệu kiều bào hướng về biển đảo quê hương?
Các đại biểu chia sẻ giải pháp để phát huy vai trò của cộng đồng gần 5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài trong việc hướng về, đóng góp công sức và trí tuệ vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Anh Nguyễn Trung Kiên, kiều bào ở Hàn Quốc, chia sẻ kinh nghiệm vận động kiều bào hướng về tổ quốc. Ảnh: TTXVN |
Theo anh Nguyễn Trung Kiên, Chủ nhiệm quỹ "Vì chủ quyền biển đảo Việt Nam" tại Hàn Quốc, cho rằng cần đổi mới phương thức thông tin tuyên truyền về biển đảo hiện nay của Việt Nam. Bởi anh Kiên cho rằng, những hình ảnh sinh động, cách tiếp cận vấn đề mới mẻ sẽ cố sức lan toả lớn hơn rất nhiều, đặc biệt là với giới trẻ.
"Muốn đánh thức được tình yêu của kiều bào, quy tụ hơn 5 triệu kiều bào trên thế giới tham gia vào chủ quyền biển đảo Việt Nam thì cần cung cấp những thông tin làm họ cảm thấy hứng thú nhất, hình ảnh sinh động. Có khi chỉ cần một hình ảnh, chẳng hạn tàu kiểm ngư Việt Nam đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở bãi Tư Chính cũng đủ sức thuyết phục. Có thể sử dụng những kênh như Facebook, YouTube để tăng tiếp cận với kiều bào", anh Kiên nói.
Một số đại biểu dự tọa đàm cũng chia sẻ những kỷ niệm khi có cơ hội ra thăm Trường Sa, tận mắt chứng kiến cuộc sống vất vả mà kiên cường của quân và dân ta tại Trường Sa. Thông qua những chuyến đi, kiều bào đều cảm thấy tình yêu quê hương, đất nước lớn hơn bao giờ hết. Kiều bào cho rằng tổ chức nhiều chuyến thăm các đảo, quần đảo của Việt Nam cho kiều bào cũng là cách hiệu quả để vận động đoàn kết, phát huy hơn nữa vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về biển đảo của Tổ quốc.
Các đại biểu tham dự tọa đàm thống nhất cho rằng, mọi người con đất Việt dù đang sinh sống tại bất cứ nơi đâu đều gắn kết với nhau trong niềm yêu thương hướng về Tổ quốc. Kiều bào luôn mong muốn và sẵn sàng đóng góp công sức của mình cho sự trường tồn của dân tộc; chung tay, góp sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
[Photo] Sự sống bất diệt nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Giữa trùng khơi của biển, từ đầu tới cuối hải trình ra thăm Trường Sa, trên khắp đảo nổi, đảo chìm, đâu đâu cũng hiện ... |
Trại hè thanh thiếu niên kiều bào TP.HCM: Gắn kết với biển đảo quê hương 60 thanh thiếu niên kiều bào, du học sinh Việt Nam tại các nước đã tham gia Trại hè thanh thiếu niên kiều bào Thành ... |
Hải trình 8 ngày vượt trùng khơi nối đất liền với biển đảo Trường Sa Từ ngày 4 đến 12/5, gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan khác nhau trên cả nước đã "hội quân" tại Cảng biển ... |