Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
10:45 | 21/03/2018 GMT+7

Đường thủy có trạm BOT đầu tiên, tín hiệu chuyển hướng đầu tư?

aa
Cải tạo luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi (TP. Hồ Chí Minh) tới cảng Bến Súc (tỉnh Bình Dương) là dự án đường thủy đầu tiên của cả nước thực hiện theo hợp đồng BOT. Dự án BOT đường thủy đầu tiên này có là tín hiệu cho các nhà đầu tư chuyển hướng?

Trao đổi với báo chí, ngày 20/3, ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.Hồ Chí Minh đã phát đi thông tin chính thức liên quan đến việc, TP. Hồ Chí Minh sẽ là địa phương đầu tiên của nước ta, có BOT đường thủy. Cụ thể là dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn và xây mới cầu sắt Bình Lợi dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018. Dự án này khi đưa vào sử dụng, Bộ GTVT đồng ý cho Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi (chủ đầu tư dự án) thu phí để hoàn vốn.

Cam kết từ chủ đầu tư

Có mặt tại buổi trao đổi thông tin, ông Vũ Đức Cúc, đại diện chủ đầu tư dự án thông tin, việc thu phí không hề "cào" hết các phương tiện qua cầu Bình Lợi mà chỉ những phương tiện có tải trọng 300 tấn trở lên mới phải đóng phí. Như vậy, sẽ không ảnh hưởng đến người dân sử dụng phương tiện nhỏ vận chuyển hàng hóa trên sông Sài Gòn mỗi khi qua cầu Bình Lợi. Giá thu dự kiến khoảng 70 đồng/tấn/km; thời gian thu kéo dài 20 năm 9 tháng; tổng số tiền thu dự kiến là hơn 1.100 tỉ đồng.

Cũng theo ông Vũ Đức Cúc, thời gian thu và giá thu nói trên dựa trên thời gian hoàn vốn của dự án và đã có so sánh với các loại hình vận tải khác của TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương. "Mức phí này rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ bởi hiện nay, giá phí đường bộ tính bình quân khoảng 240 đồng/tấn/km" – ông Vũ Đức Cúc khẳng định.

duong thuy co tram bot dau tien tin hieu chuyen huong dau tu

Cầu đường sắt Bình Lợi cũ có tĩnh không thấp nên thường xuyên "bẫy" sà lan. Do đó, việc làm cầu mới và nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn theo hình thức BOT là cần thiết trong điều kiện ngân sách eo hẹp. (Ảnh: Gia Minh)

Trả lời câu hỏi ai đưa ra mức giá trên, chủ đầu tư dự án thông tin đây là dự án do Bộ GTVT lập, sau đó đấu thầu giữa các nhà đầu tư chứ không phải do công ty xây dựng và đưa ra giá. Một lần nữa, chủ đầu tư nhấn mạnh việc đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn và xây mới cầu sắt Bình Lợi theo hình thức BOT sẽ tạo điều kiện cho giao thông thủy của TP Hồ Chí Minh kết nối với tỉnh Bình Dương phát triển mạnh. Bởi hiện nay, đường bộ kết nối 2 địa phường thường xuyên bị tắc nghẽn, ảnh hưởng việc lưu thông hàng hóa.

Đại diện chủ đầu tư tiếp tục dẫn chứng: "Một xe đầu kéo chỉ chở được một container 40 feet, trong khi mỗi tàu hàng loại 300 tấn có thể chở được 20 container loại 20-40 feet. Điều này sẽ kéo giảm chi phí vận tải rất lớn cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển loại hình vận tải thủy.

Ủng hộ nhưng phải minh bạch

Trước mức giá thu mà chủ đầu tư nêu, Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh đề nghị chủ đầu tư phải đưa ra dự thảo phương án tài chính và phương án thu phí mới để UBND TP phản biện trước khi chính thức đưa vào thực hiện. Lý do là trước đó, Bộ Tài chính có thông tư cho phép Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi thu phí với giá 70 đồng/tấn/km nhưng nay, Luật Phí và Lệ phí ra đời nên phải điều chỉnh cho hợp lý.

Ông Bùi Xuân Cường khẳng định quan điểm của sở là tập trung tinh thần để xã hội hóa hoặc thu hút được nguồn vốn ngoài nhà nước đối với các công trình giao thông thủy vì ngân sách TP đang thiếu. "Vấn đề là làm sao để thu hút được nhà đầu tư cho giao thông thủy. Hiện nay, đứng trên góc độ của giao thông đường bộ thì hệ thống pháp luật đã tương đối hoàn chỉnh, còn đường thủy thì đây là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức BOT nên hành lang pháp lý chưa được hoàn thiện. Do đó, tiếp tục ủng hộ nhà đầu tư vì họ đã tập trung triển khai rất nhiệt tình, tâm huyết" - ông Bùi Xuân Cường chia sẻ và nhận định việc xây mới cầu sắt Bình Lợi, cải tạo lòng sông Sài Gòn sẽ tạo sự cân đối trong lưu thông hàng hóa giữa các hướng trên sông Sài Gòn với nhau.

Sở GTVT cho biết, nếu thí điểm dự án trên thành công sẽ thu hút được các nhà đầu tư tham gia việc hoàn thiện hạ tầng giao thông thủy theo hình thức BOT cũng như các hình thức xã hội hóa khác. Tuy nhiên, tất cả các bài toán đều đứng trên chi phí và lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp.

Tuy đồng quan điểm với Sở GTVT TP về tính cần thiết của dự án cũng như kêu gọi xã hội hóa trong đầu tư giao thông thủy nhưng chuyên gia giao thông - TS Phạm Sanh cho rằng cần có các cơ quan nhà nước vào cuộc để giám sát, tránh những sai lầm như BOT đường bộ, gây bất bình cho người dân. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu kỹ để tránh phí chồng phí. "Trước đây, kinh phí việc nạo vét luồng lạch đã được lấy từ ngân sách TP để thực hiện, nay lại thu thêm một khoản mới nữa thì phải cân nhắc và tính toán sao cho hợp lý" - ông Phạm Sanh khuyến cáo.

Theo Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi, đơn vị này sẽ đặt các camera giám sát lưu lượng, loại tàu thuyền qua lại; còn việc thu tiền sẽ được thực hiện ngay ở chân các cầu cảng nằm từ phía thượng lưu cầu Bình Lợi.

Tổng đầu tư 1.300 tỉ đồng

Dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bình Lợi (TP Hồ Chí Minh) tới cảng Bến Súc (tỉnh Bình Dương) được động thổ tháng 4/2015, đến năm 2016 mới thực sự triển khai thi công. Đây là dự án đường thủy đầu tiên trên cả nước thực hiện theo hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư của dự án là 1.300 tỉ đồng. Trong đó, phần quan trọng nhất là thi công mới cầu sắt Bình Lợi để nâng tĩnh không thông thuyền của cầu hiện nay từ 1,5m lên 7m. Cầu đường sắt Bình Lợi mới có đường dẫn và phần cầu chính dài hơn 1,3km, nằm cách cầu cũ hơn 100 năm tuổi 12m về phía hạ lưu.

Ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khu Quản lý giao thông đô thị số 3 (Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh), cho biết khi cầu đường sắt Bình Lợi mới chuẩn bị xong và tháo dỡ cầu Bình Lợi cũ thì cầu Phú Long 1 (cầu cũ), nối phường Thạnh Lộc, quận 12, TP. Hồ Chí Minh với Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương sẽ được tháo dỡ ngay để thông luồng suốt tuyến sông Sài Gòn.

Thành Đồng

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Phụ nữ Việt Nam và Liên bang Nga trao đổi hợp tác

Ngày 26/9, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, Đoàn đại biểu Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do đồng chí Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam dẫn đầu đã gặp gỡ và làm việc với một số tổ chức phụ nữ của Liên bang Nga.
Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Hợp tác để tạo ra một tương lai bền vững từ bảo vệ rừng

Mới đây, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã phối hợp với tổ chức “Bánh mì cho Thế giới” tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường sức mạnh của rừng: Từ các giải pháp khí hậu đến lợi ích cộng đồng”.
Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Việt Nam và Cuba tăng cường hợp tác nghị viện

Ngày 24/9, Chủ tịch Quốc hội chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández và Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Đức Hải, được sự ủy quyền của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đã đồng chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban hợp tác liên nghị viện Việt Nam - Cuba.
Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi).

Đọc nhiều

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Ngày 7/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân (Bộ công an) với Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA).
Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Hiệu quả từ nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Thái Nguyên

Nhờ sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Thái Nguyên đã có những cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường... Các hoạt động viện trợ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đặc biệt là ở các vùng khó khăn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững tại địa phương.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động