Đưa nội dung bình đẳng giới vào giảng dạy từ 2025
Hội thảo quốc tế "Bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ" Trong hai ngày 15 - 16/12, Cục Đối ngoại Bộ Công An đã phối hợp với Cơ quan Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ Liên hiệp quốc (UN Women) tổ chức tổ chức Hội thảo quốc tế "Bình đẳng giới, tăng cường vai trò của phụ nữ và phòng chống bạo lực đối với phụ nữ" tại Hải Phòng. |
Lễ hội âm nhạc BridgeFest 2020: tôn vinh tinh thần tự do và bình đẳng trong giới trẻ Lễ hội âm nhạc Thu hẹp Khoảng cách- BridgeFest 2020 sẽ diễn ra tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, phố đi bộ Hồ Gươm từ 14h30 đến 21h30 ngày 31/10. |
Ảnh minh họa. |
Tăng vai trò của phụ nữ, giảm bạo lực giới
Mục tiêu cụ thể của Chiến lược, trong lĩnh vực chính trị, đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ; trong lĩnh vực kinh tế, lao động, tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương lên đạt 50% vào năm 2025 và khoảng 60% vào năm 2030; giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30% vào năm 2025 và dưới 25% vào năm 2030; tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,7 lần vào năm 2025 và 1,4 lần vào năm 2030 so với nam giới; đến năm 2025 đạt 80% và đến 2030 đạt 90% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản...
Với lĩnh vực y tế, tỷ số giới tính khi sinh ở mức 111 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2025 và 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống vào năm 2030; tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm còn 42/100.000 trẻ sinh sống vào năm 2025 và xuống dưới 42/100.000 vào năm 2030...
Trong lĩnh vực giáo dục, nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm từ năm 2025 trở đi; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030...
Kết hợp nhiều giải pháp
Để đạt mục tiêu trên, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chiến lược là tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, trách nhiệm quản lý của chính quyền các cấp trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới; đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới.
Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm các nguyên tắc bình đẳng giới trên các lĩnh vực có liên quan; thực hiện lồng ghép các nội dung bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật và các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Đồng thời, xây dựng và triển khai các Chương trình nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác pháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo quản lý ở các cấp hoạch định chính sách.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới.
Hàng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15/11-15/12.
Thành lập mạng lưới nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực giới ở Việt Nam Lần đầu tiên diễn đàn quốc gia “Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng với và xóa bỏ bạo lực giới” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của gần 200 đại biểu bao gồm trực tuyến và có mặt tại sự kiện. |
Đưa hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc trở thành nội dung hợp tác quốc tế trên kênh đối ngoại nhân dân Ngày 7/1, tại Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết về Việt Nam tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) giai đoạn 2012-2020. Tại Hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã có những chia sẻ về "Đóng góp của việc tham gia GGHB LHQ đối với đối ngoại nhân dân". |