Đồng Tháp: khai mạc diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Trưởng Ban Tổ chức phát biểu khai mạc diễn đàn |
Phát biểu khai mạc, ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, liên kết phát triển sản xuất - tiêu thụ nông sản có ý nghĩa đặc biệt đối với ĐBSCL. Diễn đàn này là chuỗi sự kiện nhằm tăng cường tính hợp tác và liên kết giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các địa phương trên cả nước, làm cơ sở để đẩy mạnh và phát huy tiềm năng về sản phẩm OCOP của ĐBSCL.
Qua diễn đàn lần này các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao thương, liên kết, hợp tác kinh doanh, đầu tư, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài khu vực ĐBSCL; đồng thời là dịp để các doanh nghiệp nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. |
Theo ông Tuấn, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, các sản phẩm đặc trưng của Đất Sen Hồng đã không ngừng phát triển cả về số lượng, lẫn chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 265 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP, gồm 61 sản phẩm đạt 4 sao và 204 sản phẩm đạt 3 sao; trong đó, có 4 sản phẩm 4 sao đã trình xét công nhận đạt 5 sao.
Lãnh đạo và đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc diễn đàn. |
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, sản phẩm OCOP hiện nay đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. Có thể nói, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình vai trò như “đại sứ” của từng vùng, miền, chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang nhiều tính nhân văn. Sản phẩm OCOP đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường về tiêu dùng và các sản phẩm đặc sản, truyền thống của địa phương.
Theo ông Nam, hiện nay các địa phương vùng ĐBSCL đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung như: trái cây, thủy sản, lúa gạo...mang sắc thái ĐBSCL.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và lãnh đạo Bộ NN&PTNT tham quan các gian hàng. |
“Phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương”, ông Nam nhấn mạnh.
Diễn đàn kéo dài đến ngày 3/5. Trong khuôn khổ diễn đàn sẽ diễn ra các hội nghị, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP như: hội thảo giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP; hội thảo định hướng phát triển thị trường nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch tại vùng ĐBSCL; hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP ĐBSCL với các nhà phân phối trong và ngoài nước.... Bên cạnh đó còn có Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu năm 2022; Hội thi trực tuyến tìm hiểu về sản phẩm OCOP; hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử: Lazada, Sendo, Tiki, Voso, Postmart và tại hệ thống phân phối hiện đại Wincommerce cũng diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức sự kiện. |
Cà Mau đẩy mạnh kết nối giao thương sản phẩm OCOP địa phương Ngày 26/4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2022 nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Cà Mau nói chung, các sản phẩm đặc trưng OCOP nói riêng đến với các nhà mua, các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài tỉnh. |
Giới thiệu các giải pháp của Hà Lan để giải quyết thách thức ở đồng bằng sông Cửu Long Ngày 8/4, Cơ quan đại diện ngoại giao Hà Lan tại Việt Nam phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Hà Lan khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại Cần Thơ. |
USAID hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế số tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Chiều 5/4, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cùng với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức lễ khởi động Sáng kiến Đổi mới sáng tạo Mekong (MII) nhằm hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy nền kinh tế số và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 thông qua phát triển nguồn nhân lực năng động và sẵn sàng hơn cho chuyển đổi số, đồng thời huy động và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). |