Đồng hành với doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đầu tư tại Việt Nam
Hạnh Trần 07/03/2023 18:24 | Doanh nghiệp - Doanh nhân


Cuộc họp diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội trong khuôn khổ Hội thảo Kinh tế cấp cao Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cảm ơn các đối tác phía Nhật Bản đã luôn đồng hành và phối hợp với các bộ ngành phía Việt Nam triển khai thực hiện tốt 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.
Với 497/594 hạng mục đã hoàn thành tốt và đúng tiến độ, chiếm 84% tổng số hạng mục hai bên thực hiện, Sáng kiến chung là một trong những kênh đối thoại hiệu quả, góp phần tích cực vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Nhật Bản yên tâm đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
![]() |
Hội thảo Kinh tế cấp cao Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra ngày 7/3 tại Hà Nội (Ảnh: MPI). |
Để phát huy hơn nữa vai trò của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất một số nội dung: Một là, với mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao, Việt Nam đang chú trọng tới việc ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế trí thức. Trong hành trình đó, Việt Nam mong muốn có sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản rất có tiềm năng và phù hợp với các lĩnh vực nêu trên.
Hai là, trong thời gian tới, Bộ trưởng đề nghị Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản không chỉ là kênh đối thoại giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản, mà thông qua đó, các bạn sẽ tham gia sâu hơn vào quá trình tham mưu, đề xuất việc xây dựng chính sách của Việt Nam, tập trung vào các nhóm vấn đề chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ba là, trong 8 giai đoạn vừa qua, đã có nhóm công tác tập trung phát triển năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam như nhóm công tác về lao động hay công nghiệp hỗ trợ. Các giai đoạn tới, phía Nhật Bản sẽ cần có giải pháp cụ thể và bổ sung nguồn lực để tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả hợp tác đầu tư thông qua các đề án, chương trình cụ thể; tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nâng cao năng lực; hỗ trợ nguồn lực thông qua nguồn lực nhất định, trong đó tập trung chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực; doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản có nhiều tiềm năng, dư địa để hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Bốn là, bên cạnh việc tham gia vào quá trình xây dựng, hoạch định chính sách, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn Nhật Bản sẽ tăng cường và tham gia sâu vào quá trình triển khai các cơ chế chính sách. Đề nghị các nhóm công tác phía Nhật Bản phối hợp với các bộ ngành liên quan của Việt Nam và các địa phương nghiên cứu triển khai, có thể thông qua việc đề nghị Chính phủ Nhật Bản đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp, nhất là gói viện trợ không hoàn lại để có chương trình hành động và đề án cụ thể nhằm hiện thực hóa các ý tưởng và kế hoạch đề ra. Đề nghị các nhóm kỹ thuật phía Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục trao đổi, thống nhất để báo cáo lãnh đạo hai bên xem xét nội dung của giai đoạn tiếp theo.
Trên tinh thần vì sự phát triển và thịnh vượng chung, Bộ trưởng tuyên bố kết thúc giai đoạn 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho rằng, mặc dù trải qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 8 đã đạt những thành quả tuyệt vời. Đồng thời nhấn mạnh, những kết quả đạt được qua 50 năm quan hệ ngoại giao, 20 năm thực hiện Sáng kiến chung giữa hai nước là cơ sở quan trọng để hai bên tiếp tục có những nghiên cứu, đổi mới trong Sáng kiến của giai đoạn tới, phù hợp với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước trong thời đại mới.
Đại sứ Yamada Takio cho biết, theo báo cáo của JETRO cho thấy trong số các quốc gia doanh nghiệp Nhật Bản có nguyện vọng đầu tư ra nước ngoài thì Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai. Điều này cho thấy, vai trò quan trọng của Việt Nam đối với các doanh nghiệp Nhật Bản. Những chủ đề về triển vọng mới như chuyển đổi số, tăng trưởng xanh sẽ cho thấy nhiều kỳ vọng được gợi mở trong Sáng kiến chung giai đoạn tới, đóng góp quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ mật thiết Việt Nam - Nhật Bản.
Giai đoạn 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã được thực hiện trong 17 tháng từ ngày 21/10/2021 đến ngày 07/3/2023. Kế hoạch hành động giai đoạn 8 bao gồm 11 nhóm vấn đề là: Đẩy mạnh việc áp dụng án lệ, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự, cạnh tranh công bằng, tự do; Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; Cải thiện các vấn đề về môi trường lao động; Luật PPP; Cải cách doanh nghiệp nhà nước và thị trường chứng khoán; Phương thức thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra cơ cấu nguồn điện tốt nhất tại Việt Nam; Hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật về lắp đặt đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên; Các vấn đề liên quan đến đất đai; Công nghiệp hỗ trợ; Đổi mới sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực kỹ năng nghề cao. |
Truyền hình
Đáng chú ý
Quảng Nam thăm, khám và tặng 250 suất quà cho nhân dân Cụm bản giáp biên nhân dịp Tết Bun Pi May

Bài viết mới
Kazakhstan muốn hợp tác với Việt Nam lai tạo các giống lúa mới, nhập khẩu thủy sản

Loạt “ông lớn” toàn cầu đổ bộ, bất động sản công nghiệp đối diện áp lực "căng" nguồn cung

Chuyên đề

Giao lưu hữu nghị quốc tế năm 2023

50 năm hữu nghị Việt Nam - Malaysia

Quan hệ Việt Nam-Australia từ góc nhìn đối ngoại nhân dân